Những khối đá thăng bằng kỳ lạ
Theo VNExpress
Ở khắp nơi trên thế giới, tồn tại
những tảng đá nằm chênh vênh nhưng thăng bằng hàng chục nghìn năm mà
không hề suy chuyển. Chúng là kết quả của nhiều quá trình vận động địa
chất phức tạp.
Một trong số những khối đá thăng bằng ở Brimham Moor, Bắc Yorkshire,
Anh. Tảng đá bị gió và nước bào mòn theo thời gian để có hình dáng hiện
tại. Lớp dưới cùng bị bào mòn nhanh nhất.
Cột đá bazan nằm chông chênh trên mặt nước gần vùng Digby, Nova Scotia, Canada.
Một khối sa thạch khổng lồ nằm trong công viên Vườn các Vị thần, Colorado Springs, Mỹ.
Đồi Matobo ở Zimbabwe được tạo thành bởi toàn bộ đá granite. Hình dạng
ngày nay của chúng là kết quả của sự phong hóa lâu dài. Người bản xứ đặt
cho nó cái tên đồi Mẹ Con dựa trên hình dạng đó.
Một tảng đá vôi trong sa mạc Trắng, Ai Cập. Những tảng đá như thế này
nằm rải rác trong sa mạc và có cái tên đá nấm. Khác với khối đá thăng
bằng khác, đá nấm ban đầu là một tảng đá duy nhất bị bào mòn khác nhau
trên từng phần.
Yeager Rock, một "dị thạch" (đá có nguồn gốc nơi khác được các sông
băng đưa đến) nặng 440 tấn trên cao nguyên Waterville, Washington, Mỹ.
13 nghìn năm trước. Yeager Rock trôi theo sông băng Cordilleran và chìm
xuống vị trí hiện tại khi băng tan.
Một dị thạch khác nằm trong công viên quốc gia Yosemite, California,
Mỹ. Nó cũng trôi theo sông băng đến và nằm chênh vênh gần Olmstead Point
khi băng tan.
Capped Rock, khối đá thăng bằng nổi tiếng ở sa mạc Moab, Utah, Mỹ.
Chính tác động xói mòn khác nhau của gió trên các lớp đá là nguyên nhân
tạo nên khối đá này. Những nơi có đá thăng bằng đều là khu vực có kết
cấu địa chất vững chắc và ổn định.
"Krishna’s butterball" , dị thạch nổi tiếng nằm trên một sườn đồi gần Mamallapuram, Ấn Độ.
Trương Quốc Bảo (Ảnh: Live Science)
Bàn tay khéo léo của thiên nhiên đã tạo ra những hình ảnh lạ lùng và dẹp mắt.
Trả lờiXóa