·
Castro tắt thở, Cuba thở phào
Minh Anh .RFI. 03-12-2016
Fidel Castro ra đi đã được một tuần, nhưng báo
chí Pháp vẫn chưa ngớt lời nói về ông. Mỗi tuần báo đều tìm cách khai thác một
khía cạnh nào đó về cuộc đời và sự nghiệp chính trị. Nhìn chung các tuần báo
đều phê phán tính cách "hai mặt"
của con người được đánh giá là nhân vật lịch sử của thế kỷ XX.
Một
xác ướp đã chết
« Những ngày cuối cùng của Viejo » là tựa đề bài viết trên
L'Obs. Tuần báo trích một phần trong quyển sách đề tựa "Castro", tập
tiểu sử mới của tác giả Serge Raffy sắp ra mắt độc giả Pháp vào ngày 14/12 tới
đây. Theo tác giả, những năm gần đây, nhà độc tài Cuba đã bị mất trí nhớ. Phải
chăng đó là cách tốt nhất để thoát bản cáo trạng mà các nạn nhân ngày nay đang
đòi công lý ?
Phần cuối bài viết, tuần san trích nhận định
nhà văn Leonardo Padura cho rằng, sự ra đi của Fidel Castro không phải là một
sự kiện lớn ở Cuba. « Ông
chưa bao giờ là anh hùng, mà chỉ là người làm trò múa rối ». Bóng ma của ông không như
là bóng ma của Che, người đã ra đi ở độ tuổi xuân xanh, độ tuổi thanh niên đẹp
nhất đời người, mà là cái bóng ma của một kẻ già nua vẻ mặt quạu quọ và run
rẩy, xung quanh vây đầy mấy vị bác sĩ vồn vã. « Một xác ướp buồn ?», tuần báo đặt câu
hỏi.
Đối với Courrier International, với cái chết
của cựu lãnh đạo, « nước
Cuba đã được giải phóng »
như hàng tít lớn trên trang bìa. Cũng giống như L’Obs, Courrier International
không chỉ xem Fidel như là « một xác ướp »,
mà còn là « một
xác ướp đã chết »
như hàng tựa của bài xã luận. Đó là người đã làm cho đất nước điêu tàn sau hơn
nửa thế kỷ cai trị với bàn tay sắt. Từ chỗ là một « vựa đường » của thế giới, Cuba buộc phải nhập khẩu đường. Từ
vị trí là một nền kinh tế thứ 4 của châu Mỹ Latinh, ngày nay với chỉ có 11,5
triệu dân nhưng đất nước phải vất vả trong việc tự cung tự cấp các nhu yếu
phẩm.
Nhưng giờ điều đáng lo nhất là cùng với sự ra
đi vĩnh viễn của Fidel Castro, chiến thắng của Donald Trump có thể sẽ làm thay
đổi cục diện tại Cuba. Tổng thống Mỹ tương lai cho biết sẽ xem xét lại việc nối
lại bang giao do Barack Obama đưa ra. Nếu như ông Trump từ bỏ dự án hủy bỏ lệnh
cấm vận, cả Hoa Kỳ và Cuba đều thiệt. Hoa Kỳ sẽ mất hết các triển vọng kinh tế.
Còn đảo quốc vẫn sẽ bị đông lạnh. Cho dù là lần này « xác ướp » đã thật sự chết rồi như
lời hài hước của nhiều người dân Cuba dành cho Fidel Castro.
Fidel:
Nhà cách mạng thích lối sống xa xỉ
Dẫu sao thì trong vòng 90 năm hiện hữu
(1926-2016) Fidel Castro cũng đã tạo cho mình «một huyền thoại và một nền độc tài » như hàng tựa nhận định
của L’Express. Tuần báo mở hẳn một hồ sơ dài 24 trang bao gồm cả hình ảnh để nói
về cuộc đời và sự nghiệp chính trị. Bắt nguồn từ một thảm họa kinh tế và bất ổn
tinh thần, nhà lãnh đạo đã lừa phỉnh cả thế giới để đạt được mục tiêu duy nhất
rất quan trọng đối với ông : đi vào Lịch sử. Cái chết của ông hôm thứ Sáu
25/11/2016 đã lộ rõ mặt tối của « người khổng lồ thế kỷ XX ».
·
·
Ngoài
việc thuật lại những năm tháng cai trị đất nước với bàn tay sắt, trấn áp mọi
tiếng nói đối lập, tuần báo trích đăng một đoạn trong quyển sách đề tựa « La vie cachée de
Fidel Castro»
(Mặt trái của Fidel Castro) nói về lối sống xa hoa của nhà lãnh đạo.
·
Không
như những gì Castro tuyên bố cả đời ông chẳng có chút tài sản nào ngoài « túp lều cá» khiêm tốn. Theo lời
kể của Juan Reinaldo Sanchez, cận vệ riêng của ông trong vòng 17 năm đồng bút
ký sách với nhà báo Axel Gylden, « lều cá » mà ông nhắc đến trên thực tế là nơi
nghỉ mát sang trọng, huy động mọi phương tiện hậu cần đáng kể để bảo đảm an
ninh và bảo trì. Trích đoạn của L’Express còn cho thấy rõ những sở thích giải
trí của ông ngang tầm với sở thích của một nhà đại tư sản.
·
·
"Theo Fidel thì
được, chống Fidel thì không"
·
·
Tuần
san L’Express có bài phỏng vấn đặc biệt với bà Juanita Castro, em gái của cố
lãnh đạo Cuba. Năm nay 83 tuổi, hiện đang sống lưu vong tại Miami, bà sẽ không
về dự tang lễ người anh.
·
Trong
tâm khảm của bà, người anh lý tưởng, nhà cách mạng Cuba Fidel Castro đã chết từ
lâu, ngay từ những ngày đầu thắng lợi của cuộc cách mạng.
·
Ngoài
việc chỉ trích chính sách cai trị độc tài của người anh, bà cho độc giả thấy rõ
những cá tính độc đoán của Fidel Castro : một con người khép kín, không chấp
nhận mọi sự trái ngược. « Bất kể ai đi ngược lại ý kiến, kế hoạch, dự án của ông đều
trở thành kẻ thù không đội trời chung… dù đó là một người thân trong gia đình
(…) Năm 1961, ông đã đưa ra một công thức, trở nên nổi tiếng, cho thấy rõ tính
ngang ngạnh : Theo cách mạng thì được, chống cách mạng thì không. Nhưng trên
thực tế, điều này phải được hiểu là : Theo Fidel thì được, chống Fidel thì
không».
·
Khác
với người em Raul - vui tính, hài hước, tình cảm, Fidel Castro là một người cô
độc, chỉ nghĩ đến mình, ít cởi mở và nhất là ích kỷ. Bà Juanita Castro nhớ lại
ngày Fidel Castro, lúc ấy còn là sinh viên được cha tặng một chiếc xe hơi mới.
Thay vì chia sẻ niềm vui với các em, ông đã cấm họ đến gần xe. « Không một ai được
chạm vào xe. Kể cả đó là người em Ramon, người đã dạy ông lái xe ».
·
·
Castro ra đi, Cuba
nhẹ nhõm
·
·
Giờ
ông thật sự đã ra đi, tương lai nào cho Cuba hậu Fidel Castro. Trao đổi với
L’Express, sử gia Elizabeth Burgos, có một giai đoạn sống gần với những người
thân cận của Lider Maximo, đã lạc quan suy nghĩ như sau :
·
«
Barack
Obama đã thông minh hiểu ra là giải pháp cho vấn đề có tính chất sinh học. Một
khi Raul không còn nữa, con cháu của những người theo chủ nghĩa Castro, vốn dĩ
cũng rất thực dụng sẽ phải bắt tay với các nhà tư sản Mỹ gốc Cuba, cũng là anh
em dòng tộc của họ. Những người Cuba tị nạn sẽ mang về dòng tư bản, và những
người ủng hộ Castro sẽ mang về các sổ danh bạ khách hàng – tại châu Mỹ Latinh,
châu Phi hay châu Á, vì những người này đã được sắp đặt ở khắp nơi.
·
Định
mệnh của Cuba sẽ là một cường quốc. Đảo quốc này sẽ trở thành cầu nối đối thoại
giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh. Ông Trump là người của tình huống lý tưởng. Cùng
với những thế hệ lãnh đạo tương lai, ông Trump sẽ biết cách thương lượng các
thương vụ. Tôi khá tin rằng một ngày nào đó sẽ có Trump Tower tại La Habana.
Trái với những gì ứng viên tổng thống đảng cực tả Pháp Jean-Luc Melenchon đang
nghĩ, người Cuba rất thích làm ăn với Trump ».
·
Nói
tóm lại, « Castro
tắt thở, Cuba thở phào
», như tựa đề một bài viết trên tuần san Le Point, cho rằng lời hứa hẹn « một nền dân chủ nhân
văn »
đã bị biến thành nửa thế kỷ độc tài.
Tiếc là những tư liệu như thế này, bây giờ chúng ta mới được đọc. Bên cạnh sự độc tài, lối sống xa xỉ, đường lối XUẤT KHẨU CÁCH MẠNG của Fidel cũng có nhiều vấn đề nữa bác ạ...
Trả lờiXóaNNH: Fidel đúng là một nhân vật đặc biệt, có tiếng tăm nổi bật và rộng rãi của nửa sau thế kỷ 20. Tư tưởng và hoạt động thực tiễn của ông có tác dụng tích cực nhất là trong thời gian từ khi ra đời nhà nước Cuba XHCN năm 1959 đến cuối những năm 80- khi phe XHCN tan rã. Nhưng từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, rõ ràng Fidel đã trở thành người không thích ứng kịp với những thay đổi lớn lao của thế giới. Ông trở thành người bảo thủ, lạc hậu và cô đơn giữa thời cuộc.
Trả lờiXóaFidel là lãnh tụ vĩ đại của Cuba, là lãnh tụ của cách mạng Mỹ Latin, là người bạn lớn của VN do đảng cộng sản VN lãnh đạo. Nhưng nếu coi sự nghiệp của Fidel là “bất diệt”- nghĩa là vĩnh viễn đúng, thì không khách quan, không phù hợp với duy vật lịch sử cũng như duy vật biện chứng./.
Cảm ơn NNH. Vâng, con người dẫu có là lãnh tụ cũng có đổi thay, không vĩ đại vĩnh viễn! Khi Fidel trở nên bảo thủ, lạc hậu dẫn đến cô đơn là lúc hết tác động tích cực. Tôi nghĩ vua chúa ngày xưa thông minh là biết trao quyền nhường ngôi như Phật Hoàng Trần Nhân Tông của VN. Những ai tham quyền cố nắm quyền thành độc tài thì đều nhận kết quả tai hại về sau tổn hại đến đất nước, xã hội.
Xóa