Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Đương
Thời kỳ
vàng son, có lúc số công nhân của nhà máy Dệt Nam Định lên tới 18.000
người, bằng 1/10 dân số Thành Nam lúc bấy giờ. Thế nhưng sau 120 năm tồn
tại và phát triển, đến nay việc tồn tại nhà máy liên hợp Dệt Nam Định
nằm giữa lòng thành phố không còn là điều thích hợp bởi bao quanh là khu
dân cư đông đúc, ảnh hưởng tới môi trường và con người xung quanh.
Nhà máy Dệt Nam Định tiền thân là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa do Toàn quyền Đông Dương - De Lanessan sáng lập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Theo quy hoạch chung phát triển Thành phố Nam Định, sẽ phá bỏ hoàn toàn khu dệt may Nam Định, toàn bộ diện tích khu vực sau khi di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khu công nghiệp sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định.
Tỉnh Nam Định cũng đã cấp một diện tích tương đương với toàn bộ diện tích của nhà máy cũ là gần 30ha tại khu công nghiệp Hòa Xá cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Phân xưởng dệt của nhà máy được cho là gây ô nhiễm môi trường cũng đã được di dời ra đây và đi vào hoạt động từ 1 năm nay.
Không chỉ là một hoài niệm về thời kỳ vàng son, nhà máy dệt Nam Định còn gắn bó đời sống tinh thần, tình cảm của người dân nơi đây. Việc phá bỏ, di dời nhà máy dệt từng là lớn nhất Đông Dương khiến nhiều người tiếc nuối.
Cùng xem lại những hình ảnh cuối cùng của một "biểu tượng thành Nam" một thời:
Năm 2003, Chính phủ xếp Vinatex vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64, buộc phải di dời ra Khu công nghiệp Hòa Xá, hoặc ngừng sản xuất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Nguyễn Văn Miêng, Giám đốc Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định cho biết, những phần diện tích khu vực sau khi phá bỏ sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một hội trường nhà máy Sợi mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảng ghi khẩu hiệu, một 'đặc sản' của nhà máy Dệt Nam Định tồn tại từ lâu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu vực trụ sở cũ của nhà máy dệt đã xuống cấp trầm trọng, chỉ nay mai sẽ được phá dỡ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1924, nhà máy có 6.000 công nhân, cuối năm 1939 nhà máy đã có tới 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, một xưởng nhuộm, một xưởng chăn, một xưởng cơ khí và một xưởng động lực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thời kỳ Mỹ tiến hành Chiến tranh phá hoại Miền Bắc năm 1965. Nhiều phân xưởng vừa được phục hồi sản xuất chưa lâu lại tan hoang vì bom đạn của giặc Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà máy phải chia thành nhiều đơn vị nhỏ và đi sơ tán nhiều nơi để tiếp tục sản xuất, chỉ để lại phân xưởng sợi và một phần phân xưởng dệt vừa tiếp tục sản xuất vừa chiến đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phía bên ngoài, phần lớn các phân xưởng đã được phá bỏ gần hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi nhìn những hình ảnh này, không mấy ai có thể tin được nơi đây từng nuôi sống 1/10 dân số thành phố Nam Định ngày xưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nguyên vật liệu và các thiết bị máy móc đang được tập trung để di dời sang địa điểm khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một nhà xưởng đã được tháo dỡ hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Tất cả cho tiền tuyến', một biểu ngữ tồn tại từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu vực áp mái, những ô cửa kính bám đầy sợi tơ, chứng tích của một thời kỳ 'vàng son' của nhà máy dệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau khi di dời toàn bộ khu Nhuộm và một phần nhà máy Dệt ở phía Bắc đường Trần Phú (thành phố Nam Định), khu vực nhà máy Sợi vẫn tiếp tục hoạt động ở phía Nam đến năm 2020. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
N/m Dệt NAM ĐỊNH là ANH HAI (anh cả) của ngành Dệt VN. Từ nơi đây đã đào tạo, trưởng thành bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ ưu tú và chi viện cho các nhà máy trong ngành từ Bắc vào Nam. Tên gọi Dệt Nam Định là dấu ấn, ký ức, hoài niệm khó phai thuộc về những ai lơn lên và đóng góp cho ngành Dệt của những năm đầy chiến tích.
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng, ở miền Bắc còn rất nhiều người còn giữ những sản phẩm nổi tiếng, giản dị, mộc mạc, nhưng rất ấm áp - đó là VỎ CHĂN BÔNG NAM ĐỊNH. Mặc dù cuộc sông thời nay nhiều tiện nghi và sản phẩm tốt đệp nhưng tôi vẫn còn giữ cái vỏ chăn hoa của NĐ như một KỶ NIỆM gắn bó với gia đình.
Cám ơn Fio. về bài viết !
Tôi & Hòa thì không tham gia gì về ngành dệt, nhưng thế hệ chúng ta ai cũng từng có những thứ áo chăn Nam Định thời đó sao quên được ! Và tôi cũng đã có chuyến tham quan N/m dệt NĐ sau ngày giải phóng m.nam thống nhất cả nước. Việc dỡ bỏ n/m cũ xây dựng khu đô thị dệt may mới là cần thiết nhưng không thấy nói đến có để lại di tích, bảo tàng như thế nào là điều nhiều người quan tâm (?). N/m dệt NĐ là tài sản khổng riêng gì của NĐ mà là của cả miền Bắc một thời!
Xóabạn Hương Mạch hình như từng là cán bộ ở đây
Trả lờiXóaChào Han nguyennguyen. Khá lâu mới"gặp". Cảm ơn ghé thăm, chúc an bình mạnh khỏe. Càng ngày viết bài và lên mạng càng "khó" hơn xưa.
Xóa