VỢ CHỒNG TỶ PHÚ HÀ NỘI BỊ NHẦM LÀ ...ĂN MÀY !
Ở trong ngôi nhà năm tầng khang trang trung tâm Thủ đô nhưng vợ chồng ông Đinh Xuân Toàn ngụ phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vẫn có thói quen khiến nhiều người tưởng là... ăn mày.
Kho thóc
Ngôi nhà năm tầng của gia đình ông Toàn khang trang bề thế mặt bằng 80m2, tổng diện tích đến 400m2. Dù được chủ nhà giới thiệu trước, nhưng khi lên tới tầng bốn, phóng viên không khỏi bất ngờ vì căn phòng chẳng khác gì một sân phơi thóc của nhà nông đang vào vụ mùa.
Bà Xuân đang tự mình vò thóc bằng chân, bên dưới là cả đống thóc vàng ươm, cạnh đó những bao thóc lớn nhỏ đóng kín kĩu kịt. Một góc khác, đống thóc nếp đã được quạt, còn phần hạt chắc mẩy. Phía trên tường, những bó lúa nhỏ chỉ còn phần ngọn, treo lơ lửng.
“Một thời gian trước, từ tầng hai lên tầng năm, các cầu thang của căn
nhà đều có thóc cả. Nay thóc đã khô gần hết nên tôi đã bỏ vào bao bớt
rồi. Số thóc này có khi bằng một gia đình nông dân thu hoạch cả mẫu
ruộng. Anh thấy cả nước Việt Nam mình, chứ chưa nói đến ở riêng Hà Nội,
rồi lại giữa lòng Thủ đô, có ai yêu lao động, mót được nhiều thóc như vợ
chồng chúng tôi không?”, chủ nhà tự hào.
Kể về cơ duyên mà vợ chồng mình có nhiều thóc, bà chủ nhà cho biết: “Sau Tết Ất Mùi vừa rồi, vợ chồng tôi có nuôi năm con gà trên tầng năm để lấy thịt. Mỗi ngày chúng ăn cả kg thóc, chồng tôi phải đi khá xa mới mua được. Lúc này vợ chồng có dịp hàn huyên kể lại thời nhỏ đi mót lúa rất vui nên tôi rủ ông ấy đi cùng”.
Vào vụ chiêm của miền Bắc, vợ chồng ông bà chở nhau bằng chiếc xe máy Dream Thái lên tận Sơn Tây mót lúa. Bốn ngày, thành quả thu được 70kg thóc, rồi hết mùa, nên phải tạm nghỉ.
Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2015, nông dân lại bước vào mùa gặt nên ông bà tiếp tục niềm đam mê đi mót lúa. Càng mót càng ham, từ 4h sáng ông bà rủ nhau dậy chuẩn bị thức ăn, nước uống sẵn sàng lên đường. Vì không dùng liềm quen nên vợ chồng họ dùng kéo, mặc quần áo bịt kín cho đỡ nắng, đi từ sáng đến tối muộn mới về.
Nơi nào gặt lúa là ông bà có mặt, có ngày đi tới cả trăm km. Ước tính vụ vừa rồi, ông bà đi mót thóc 40 ngày. Hôm nào ít thì được 10kg, có ngày cao điểm lên tới 40kg, nhưng bình quân khoảng 25kg. Như vậy, ước tính ông bà mót được cả tấn thóc.
“Những vùng quê từ Sơn Tây, Đan Phượng, Hoài Đức… chúng tôi đều tìm tới cả. Thời xưa đói kém, nhiều người đi mót lắm, nhưng giờ ít hơn xưa. Người ta lại dùng máy gặt nên dễ sót lúa hơn vì nơi ngóc ngách máy không vớt tới gặt được. Thế mà ít người đi mót lúa lắm, mình đi mót dễ kiếm được nhiều lúa hơn xưa. Một kg thóc bán ở thị trường hơn 10 nghìn đồng, một tấn cũng được 10 triệu. Bốn mươi ngày, hai vợ chồng già này làm được 10 triệu cũng là một số tiền lớn đó chứ, chỉ tốn tiền xăng và da đen hơn”, ông lão cười khà khà.
Lần đến Phúc Thọ, có cụ ông 81 tuổi quan sát vợ chồng ông mót lúa. Hồi lâu, ông cụ móm mém gọi ông Toàn lên, đưa cho 10 nghìn đồng. Ông Toàn cười rồi giải thích vợ chồng mình đi mót lúa không phải vì mưu sinh. Cụ ông cảm động, mời bằng được bà Xuân ông Toàn về nhà chơi cả buổi.
Hôm 28/11, ông thử mang 40kg thóc mót được đi xay thì được 24kg gạo, nấu cơm ăn “ngon hơn gạo mua”. Ông nhẩm tính, Tết này không phải đi mua gạo nếp để gói bánh chưng hay nấu xôi nữa: “Số gạo nếp xay ra đủ dùng cả chục cái Tết”.
Bài học quý trọng hạt gạo
Ông bà có ba người con đều đã lập gia đình, kinh tế khá giả. Người con trai của ông bà chia sẻ: “Ban đầu, chị em chúng tôi phản đối gay gắt việc bố mẹ đi mót lúa. Tôi nói nếu muốn có thóc cho gà ăn thì tôi “tài trợ” toàn bộ. Chúng tôi lo cho sức khỏe ông bà, lỡ đau ốm, mọi người lại đánh giá không hay. Thế nhưng ông bà quả quyết làm, phân tích về sự vất vả của người nông dân làm ra hạt thóc vất vả ra sao. Hạt thóc quý trọng như thế nào?”.
Lúa đi mót về, trời nắng mới phơi được ở sân thượng, còn mưa thì phơi
khắp nhà. Nhiều khi nhà lộn xộn nhưng vì tôn trọng bố mẹ, vui với niềm
vui của bố mẹ, người con trai cũng chấp nhận, không một lời càu nhàu,
thậm chí “vui lây”.
Bà Xuân cười, tiếp lời con trai: “Thông qua việc nhặt thóc, chúng tôi muốn dạy cho con cháu bài học quý trọng với hạt gạo. Đồng thời phải biết kiên trì, tiết kiệm, “năng nhặt chặt bị” mới khá lên được”. Từ việc phản đối chuyện bố mẹ đi nhặt thóc, những người con của ông bà lấy đó làm niềm tự hào.
Ông Toàn lại có nguyên nhân khác khiến mình luôn hào hứng đi mót thóc theo vợ: “Trước đây tôi là bộ đội, cả tháng mới được ở với bà ít hôm, giờ già, mình phải tận dụng thời gian để ở bên nhau. Có lần tôi mệt định ở nhà, bà ấy vẫn định đi một mình, tôi thấy thương lại lấy xe chở đi”.
Ông cho hay: “Công nhận là nhờ lao động, người mình khỏe lên trông thấy. Nay tôi đã hết bị đau lưng. Tôi thấy quyết định này của mình hoàn toàn đúng đắn. Vụ lúa tới chúng tôi lại đi. Chúng tôi tiếp tục với “nghề” này đến lúc nào sức khỏe yếu không đi nổi mới thôi”.
Ngôi nhà năm tầng của gia đình ông Toàn khang trang bề thế mặt bằng 80m2, tổng diện tích đến 400m2. Dù được chủ nhà giới thiệu trước, nhưng khi lên tới tầng bốn, phóng viên không khỏi bất ngờ vì căn phòng chẳng khác gì một sân phơi thóc của nhà nông đang vào vụ mùa.
Bà Xuân đang tự mình vò thóc bằng chân, bên dưới là cả đống thóc vàng ươm, cạnh đó những bao thóc lớn nhỏ đóng kín kĩu kịt. Một góc khác, đống thóc nếp đã được quạt, còn phần hạt chắc mẩy. Phía trên tường, những bó lúa nhỏ chỉ còn phần ngọn, treo lơ lửng.
Kể về cơ duyên mà vợ chồng mình có nhiều thóc, bà chủ nhà cho biết: “Sau Tết Ất Mùi vừa rồi, vợ chồng tôi có nuôi năm con gà trên tầng năm để lấy thịt. Mỗi ngày chúng ăn cả kg thóc, chồng tôi phải đi khá xa mới mua được. Lúc này vợ chồng có dịp hàn huyên kể lại thời nhỏ đi mót lúa rất vui nên tôi rủ ông ấy đi cùng”.
Vào vụ chiêm của miền Bắc, vợ chồng ông bà chở nhau bằng chiếc xe máy Dream Thái lên tận Sơn Tây mót lúa. Bốn ngày, thành quả thu được 70kg thóc, rồi hết mùa, nên phải tạm nghỉ.
Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2015, nông dân lại bước vào mùa gặt nên ông bà tiếp tục niềm đam mê đi mót lúa. Càng mót càng ham, từ 4h sáng ông bà rủ nhau dậy chuẩn bị thức ăn, nước uống sẵn sàng lên đường. Vì không dùng liềm quen nên vợ chồng họ dùng kéo, mặc quần áo bịt kín cho đỡ nắng, đi từ sáng đến tối muộn mới về.
Nơi nào gặt lúa là ông bà có mặt, có ngày đi tới cả trăm km. Ước tính vụ vừa rồi, ông bà đi mót thóc 40 ngày. Hôm nào ít thì được 10kg, có ngày cao điểm lên tới 40kg, nhưng bình quân khoảng 25kg. Như vậy, ước tính ông bà mót được cả tấn thóc.
“Những vùng quê từ Sơn Tây, Đan Phượng, Hoài Đức… chúng tôi đều tìm tới cả. Thời xưa đói kém, nhiều người đi mót lắm, nhưng giờ ít hơn xưa. Người ta lại dùng máy gặt nên dễ sót lúa hơn vì nơi ngóc ngách máy không vớt tới gặt được. Thế mà ít người đi mót lúa lắm, mình đi mót dễ kiếm được nhiều lúa hơn xưa. Một kg thóc bán ở thị trường hơn 10 nghìn đồng, một tấn cũng được 10 triệu. Bốn mươi ngày, hai vợ chồng già này làm được 10 triệu cũng là một số tiền lớn đó chứ, chỉ tốn tiền xăng và da đen hơn”, ông lão cười khà khà.
Lần đến Phúc Thọ, có cụ ông 81 tuổi quan sát vợ chồng ông mót lúa. Hồi lâu, ông cụ móm mém gọi ông Toàn lên, đưa cho 10 nghìn đồng. Ông Toàn cười rồi giải thích vợ chồng mình đi mót lúa không phải vì mưu sinh. Cụ ông cảm động, mời bằng được bà Xuân ông Toàn về nhà chơi cả buổi.
Hôm 28/11, ông thử mang 40kg thóc mót được đi xay thì được 24kg gạo, nấu cơm ăn “ngon hơn gạo mua”. Ông nhẩm tính, Tết này không phải đi mua gạo nếp để gói bánh chưng hay nấu xôi nữa: “Số gạo nếp xay ra đủ dùng cả chục cái Tết”.
Bài học quý trọng hạt gạo
Ông bà có ba người con đều đã lập gia đình, kinh tế khá giả. Người con trai của ông bà chia sẻ: “Ban đầu, chị em chúng tôi phản đối gay gắt việc bố mẹ đi mót lúa. Tôi nói nếu muốn có thóc cho gà ăn thì tôi “tài trợ” toàn bộ. Chúng tôi lo cho sức khỏe ông bà, lỡ đau ốm, mọi người lại đánh giá không hay. Thế nhưng ông bà quả quyết làm, phân tích về sự vất vả của người nông dân làm ra hạt thóc vất vả ra sao. Hạt thóc quý trọng như thế nào?”.
Bà Xuân cười, tiếp lời con trai: “Thông qua việc nhặt thóc, chúng tôi muốn dạy cho con cháu bài học quý trọng với hạt gạo. Đồng thời phải biết kiên trì, tiết kiệm, “năng nhặt chặt bị” mới khá lên được”. Từ việc phản đối chuyện bố mẹ đi nhặt thóc, những người con của ông bà lấy đó làm niềm tự hào.
Ông Toàn lại có nguyên nhân khác khiến mình luôn hào hứng đi mót thóc theo vợ: “Trước đây tôi là bộ đội, cả tháng mới được ở với bà ít hôm, giờ già, mình phải tận dụng thời gian để ở bên nhau. Có lần tôi mệt định ở nhà, bà ấy vẫn định đi một mình, tôi thấy thương lại lấy xe chở đi”.
Ông cho hay: “Công nhận là nhờ lao động, người mình khỏe lên trông thấy. Nay tôi đã hết bị đau lưng. Tôi thấy quyết định này của mình hoàn toàn đúng đắn. Vụ lúa tới chúng tôi lại đi. Chúng tôi tiếp tục với “nghề” này đến lúc nào sức khỏe yếu không đi nổi mới thôi”.
Theo Ong Vàng (Pháp Luật Việt Nam)
Chào thầy ! Đọc bài này, em nhó lại những ngày còn là 1 cô Bé liên lạc đi mót lúa nuôi gà. Thú nhất là thấy cả khóm lúa còn nguyên, cắt được nhừng hạt lúa mẩy về cho gà thì mội mệt mỏi đều tiêu tan... Nhớ lai ngày xưa thấy mình trẻ lại như hồi nào . Chào thầy !
Trả lờiXóaMột câu chuyện có ý nghĩa đã gợi nhớ trong tôi hình ảnh cuộc sống của chính tôi vào những mùa gặt lúa năm 1951-1952.Hồi đó ba tôi công tác thoát ly gia đình, không có lương, hoặc được 1 yến thóc/tháng. Mạ tôi không đủ sức để nuôi 4 đứa con, nên tôi tự động đi theo các bạn chăn bò MÓT LÚA.
Trả lờiXóaCảm ơn Luu Tuan Nga và Hoàng Thị Nhật Lệ. Tham gia làm nông thì tôi cũng trải không ít, cả từ nhỏ và sau này khi đã công tác (làm GV). Cày, bừa, nhổ mạ, gặt,đập lúa, quạt thóc, đánh xây cây rơm ... và bởi khi làm GV thời KC & bao cấp có nghĩa vụ hàng năm lao động công ích giúp dân ... Mót lúa thì chưa nhưng thấy bà con nghèo mót lúa khoai thì thường xuyên. Cũng vui vì hạt thóc do tự tay mình đem về. Có điều với câu chuyện ông bà Toàn Xuân HN kể trên thì cũng đặc biệt! Bởi từ việc mua thóc nuôi gà mà thành ra công chuyện đi mót lúa nhiều ngày cả đi xa trở nên thêm thu nhập ! Chia vui cùng họ chứ họ có nghèo đâu !
Trả lờiXóaHành động MÓT LÚA của 2 đối tương: vì thiếu ăn và vì tiếc (quý)của TRỜI cũng đều phải trân trọng. Có nhiều người giàu phung phí cơm gạo sẽ có ngày bị trời phạt. Tôi là NƯỚC MẮT CỦA TRƠI tôi biế.
Trả lờiXóaCảm ơn HTNL. Dân ta có câu: PHỤ CƠM THÌ ĐÓI, PHỤ MUỐI THÌ NHẠT ! HẠT THÓC HẠT VÀNG !
Xóa