7 tháng 1, 2016

Chùa Gác Vàng ở Nhật Bản

Chùa Gác Vàng ở Nhật Bản

Phúc Trung
Kinkaku-ji (kanji: 金閣寺, phiên âm Hán-Việt: Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng)  tên chính thức của chùa là Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto, Nhật Bản.


Sơ đồ có chú thích chữ Hán
Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho shogun Ashikaga Yoshimitsu. (1358 -1408) gồm có 7 dinh cơ. Mười một năm sau khi Tướng quân Yoshimitsu qua đời,con trai ông cho đổi hành cung làm thiền viện cho phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy chỉ trừ Gác Vàng còn nguyên vẹn.

Cổng vào

Bên hông Chánh điện

Phía sau Chánh điện

Thuyền Bát nhã

Điện thờ

Gác chuông

Nơi uống trà
Còn tòa Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi (鏡池: Kính Trì, tức "ao Gương"). Vách gác hai tầng trên đều dát vàng lá rực rỡ nên gác mới có tên là Gác Vàng. Cảnh trí gác, ao, vườn và lối đi có tiếng là hài hòa mỹ thuật. Gác này thường được so sánh với Ginkaku (銀閣; Ngân Các tức Gác Bạc) ở chùa Jisho-ji (慈照寺; Từ Chiếu Tự) cũng ở Kyoto.
 Ngày 2 tháng 7 năm 1950 một vị tăng trẻ 21 tuổi, sinh viên đại học Otani  đã đốt cháy rụi Gác Vàng cùng với 6 di sản văn hóa quan trọng trong chùa. Từ đó chùa không còn được coi là Quốc bảo nữa.
Gác Vàng bị đốt cháy ngày 2 tháng 7 năm Chiêu Hòa thứ 25
Khi đốt cháy Gác Vàng vị tăng này định nhảy vào lửa chết cháy theo nhưng bị bắt. Mẹ vị tăng cũng bị tra hỏi. Trên đường về, bà nhảy từ xe lửa, gieo mình xuống sông tự vẫn còn vị tăng bị Tòa tuyên án bảy năm tù. Trong khi thụ án ông chết bệnh trong ngục năm 1956. Câu chuyện ly kỳ này đã được nhà văn Mishima Yukio phóng tác trong cuốn tiểu thuyết Kinkaku-ji 金閣寺. Sách này được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Bản tiếng Việt do Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch và xuất bản ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970.
Phần kiến trúc Kinkaku hiện thấy là do cuộc tái thiết năm 1955. Năm 1987 nhà chùa dát thêm lớp vàng mới cùng sửa chữa nội thất; sang năm 2003 thì phần mái được trùng tu.

Gác Vàng tầng hai
Chùa Vàng nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.

Gác Vàng tầng ba
Ngắm Gác Vàng đẹp suốt 4 mùa:
Mùa xuân: mùa xuân Nhật với nhiệt độ chừng hơn 10 độ C, một dịp lý tưởng cho những ai thích đi ngắm cảnh chùa. Hơn nữa mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Hoa Anh Đào nở lác đác trên các rặng núi cũng như trên lối đi vào chùa. Còn gì đẹp bằng
Mùa hạ: Khi ánh nắng chói chang của mùa hạ bắt đầu chiếu thì cũng là lúc khắp khu vườn của Kinkakuji những tiếng côn trùng kêu rí rách gọi bạn. Những tiếng xì xào của rừng trúc trước gió vào những đêm hè tĩnh lặng sẽ đem đến cho bạn một cảm giác tĩnh tâm hơn.
Mùa thu: Nếu ai từng đến Kinkakuji một lần trong mùa thu hẳn sẽ không bao giờ quên nổi màu đỏ của lá phong. Từng rặng phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã làm cho Kinkakuji trở nên sáng bừng. Có lẽ nhìn cảnh này bạn chỉ có thể nghĩ nó giống trong cổ tích.
Mùa đông: Nếu ai đó sợ mùa đông vào chùa lạnh lẽo thì đừng lo. Bởi mùa đông là mùa Kinkakuji đẹp nhất trong năm. Từng bông tuyết trắng nặng hạt rơi trên mái chùa làm lòng ta dễ xao xuyến hơn lúc nào. Ánh lên trên nền tuyết là màu vàng ấm áp của mái chùa cong cong. Nó là ánh nắng xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông giá rét.
Về đêm Ban đêm có ánh đèn chiếu, trông Gác Vàng rực rở nổi bật trong màn đêm.

Gác Vàng rực chiếu ban đêm dưới ánh đèn
Ngõ vào ra của chùa cũng không kém thơ mộng, ra về vẫn còn lưu luyến hẹn tái ngộ.

Lối ra
Viết theo các tài liệu trên Internet
 * FIO đã đến chùa Vàng năm 2013:
Thăm chùa Vườn Nai ( Lộc Uyển )
Cổng chùa Gác Vàng
FIOHANTB thăm chùa Gác Vàng
Tất cả du khách không ai được vào chùa

Cây tùng nhiều trăm tuổi
Theo thuyết minh thì cây thông bonsai này đã 600 tuổi phải làm các giàn chống đỡ và hàng năm đều phải gia cố cho cây khỏi bị đổ gãy.

Chào tạm biệt Kinkaku-ji ! Ảnh: Fiohantb.

2 nhận xét:

  1. Chùa đẹp quá !
    Đúng là ngôi CHÙA - điễn hình cho sự TRANG NGHIÊM, TĨNH LẶNG cho tâm hồn và VẠN VẬT !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng tôi cũng đã đến khá đáng kể số chùa ở VN, cả trong Nam ngoài Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây cũ, Nghệ An, SG, Đà Lạt ... ) nhiều nhất là ở HN; nhưng chưa có chùa nào có thể sánh với các chùa nổi tiếng ở Nhật như chùa Kinkaju nói trên. Một số Thiền viện của VN cũng hoành tráng như Thiền viện Đà Lạt, hay qui mô lớn như Bái Đính nhưng bề dày thời gian lại chưa bằng họ. Và nữa như cụ nói sự trang nghiêm tĩnh lặng tại chùa thì ta còn cần phải chấn chỉnh nhiều hơn. Cảm ơn cụ ngày năm mới.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]