15 tháng 3, 2017

TÀU HỎA Ở BANGLADESH

Theo Dân trí

Đu bám chen lấn đến ngạt thở để có một chỗ trên tàu

(Dân trí) - Khung cảnh ngột ngạt chen lấn nhau tại những chuyến tàu ở Bangladesh cho người xem hiểu thế nào là cảm giác chật chội. Ngoài những khoang ghế đã kín chỗ, khoảng 2000 người, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ leo bên mái và nóc tàu để trở về, chấp nhận thách thức mọi nguy hiểm. Quên đi những khoang ghế ngồi thoải mái để thư giãn, chuyến tàu ở Bangladesh luôn trong tình trạng đông nghẹt khách. Yousuf Tushar, nhà làm phim tài liệu đã trải qua nhiều ngày dài ở nhà ga xe lửa thuộc thành phố Dhaka để ghi cảnh tượng chen lấn này.

Biển người chen chúc nhau, đu bám xung quanh tàu
Biển người chen chúc nhau, đu bám xung quanh tàu
Tại đó, hàng ngàn công nhân, người lao động chen nhau có một chỗ trên tàu để trở về. Ngoài những khoang hành khách đã kín chỗ, khoảng 2000 người gồm cả người lớn và trẻ nhỏ, đu bám hai bên và mái tàu, chấp nhận mạo hiểm với cuộc hành trình trước mắt.
Đây là cảnh tượng thường thấy trên các chuyến tàu ở thành phố Dhaka, Bangladesh
Đây là cảnh tượng thường thấy trên các chuyến tàu ở thành phố Dhaka, Bangladesh
Vào thời điểm lễ tết hội hè, những chuyến tàu còn chật chội hơn nữa
Vào thời điểm lễ tết hội hè, những chuyến tàu còn chật chội hơn nữa
Một khách nam 33 tuổi có mặt trên chuyến tàu chật chội như vậy giải thích: “Tàu đông nhất vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Khi đó, người dân bắt đầu vào thành phố hoặc trở về nhà. Không mấy ai may mắn có một ghế ngồi bên trong. Chúng tôi phải chấp nhận việc ngồi trên mái, hay đu bám xung quanh”.
Phụ nữ, trẻ em, chen nhau để có một chỗ trên tàu
Phụ nữ, trẻ em, chen nhau để có một chỗ trên tàu
Chia sẻ về bộ hình, nhiếp ảnh gia tiết lộ, anh cũng mạo hiểm không kém khi leo lên mái tàu để ghi hình. Vào thời điểm tàu chạy, tốc độ có thể lên tới 43 km/h. Anh giải thích: “Hầu hết mọi người ngồi trên mái tàu. Đôi khi các hành khách sẽ nắm chặt tay nhau để giữ thăng bằng. Vào thời điểm lễ hội, lượng người đổ về còn đông hơn. Tất cả đều muốn sớm về nhà nên họ chấp nhận nguy hiểm”.
Chấp nhận ngồi trên nóc tàu, đu bám xung quanh, để có một chỗ ngồi trở về nhà
Chấp nhận ngồi trên nóc tàu, đu bám xung quanh, để có một chỗ ngồi trở về nhà
Cảnh tượng đông đúc chen lấn thế này thường xuất hiện vào thời gian cao điểm như sáng sớm hoặc chiều tối
Cảnh tượng đông đúc chen lấn thế này thường xuất hiện vào thời gian cao điểm như sáng sớm hoặc chiều tối
Những người may mắn có được chỗ ngồi đàng hoàng trong khoang hành khách
Những người may mắn có được chỗ ngồi đàng hoàng trong khoang hành khách
Cảnh tượng đông đúc chật kín như nêm
Cảnh tượng đông đúc chật kín như nêm
Những người lao động nghèo đành bất chấp cả tính mạng và sự nguy hiểm để đi về trên các chuyến tàu đông nghẹt
Những người lao động nghèo đành bất chấp cả tính mạng và sự nguy hiểm để đi về trên các chuyến tàu đông nghẹt
Hoàng Hà
Theo DM

3 nhận xét:

  1. nhớ lại thời bao cấp mà ớn lạnh anh ạ! Mạng sống của con người ...như con số không.!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Thanh Mai & vu song thu. Cảnh đi tàu ở Bangladesh còn quá khủng khiếp so với đi tàu VN hồi trước. Dẫu sao hồi đó tuy chen chân nhưng tàu VN còn có thể đứng vịn vào giá hành lý, còn ở cảnh trên là lên nóc tàu hoặc đu bám 2 bên tàu !
    Tôi vừa có thêm cứ liệu Thủy Tổ bên ngoại của họ chúng tôi tại Sơn Đông- Lập Thạch- Vĩnh Phúc là vị họ VŨ (Vũ Từ Thực). Dịp giỗ Tổ (Cụ Trịnh Minh Triết) nhà thờ tại Phú Thị bên bờ sông Lô ( Sơn Đông- Lập Thạch_ Vĩnh Phúc) 20/ Giêng/ Đinh Dậu, tôi cùng Đoàn họ ở quê từ Nghệ An ra có đi lễ và viếng mộ cụ Tổ- đúng là một dịp về cội nguồn đáng ghi nhớ với tôi năm nay.

    Trả lờiXóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]