11 tháng 2, 2017

SỰ TÍCH TẾT NGUYÊN TIÊU

Truyện cổ tích: Sự tích Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng 

với phong tục người Việt Nam. Người ta cho rằng: 'Lễ Phật quanh năm không 

bằng rằm tháng Giêng'. Và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này, dưới 

đây là một trong những sự tích về rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên 

Tiêu.

Sự tích xưa ghi lại câu truyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên 

trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống 

hạ giới rong chơi.

Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết con thiên 

nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người rất tức giận và thay vì trừng 

phạt người thợ săn, Người ra lệnh trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới. 

Ngọc Hoàng sai một đội quân Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 

hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.

 truyen co tich: su tich tet nguyen tieu (ram thang gieng) - 1

Ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. (Ảnh minh họa)

May thay, trên thiên đình vẫn có những vị thần không tán thành cách làm của 

Ngọc Hoàng, lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề. Họ đã liều mình, bí 

mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát nạn. Thế là vào ngày 15 

tháng giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi 

Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, 

thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày 

Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. Mọi 

người nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình 

an, may mắn. Đèn lồng cũng vì thế mà phát triển ra nhiều loại khác nhau như 

đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,...

10 nhận xét:

  1. Rồi ngày đó từ lúc nào trở thành ngày hội thơ VN bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày Hội thơ VN được tổ chức lần đầu vào năm 2003 tại Văn Miếu, lấy ngày Rằm /Giêng vì Hội Nhà Văn chọn đề tài Nguyên Tiêu- bài thơ của CT Hồ Chí Minh.

      Xóa
  2. Đèn lồng của VN sx hay của TQ hở bác ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đèn lồng ngoài thị trường có đủ cả VN và TQ ; còn trong bài chỉ là ảnh minh họa !

      Xóa
  3. Truyện cổ tích này của VN hay Tr.Q?.
    Hôm nay bác Fiohant có đi hội thơ ở Văn miếu không?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ Hải Tran Trung. Tôi biết hàng năm có hội thơ vào Rằm/ Giêng nhưng tôi không tham gia. Năm nay cũng vậy. Mình có thơ thẩn nên cơm cháo gì đâu!

      Xóa
  4. Cụ Fiohanhtb ơi!. Truyện cổ tích này của VN hay TQ?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như trong bài có viết: Có nhiều "truyền thuyết" về Tết Rằm/ Giêng-Nguyên Tiêu, ít ra là 3 sự tích. Sự tích kể trên có tính cách dân gian nhất và cũng không rõ của nước nào ? Còn 2 sự tích khác là hoàn toàn từ TQ; trong đó sự tích mà có các nhân vật cụ thể nhất gồm Đông Phương Sóc, Hán Vũ Đế và nàng Nguyên Tiêu-cung nữ; còn kể thêm ngoài việc thắp đèn lồng đỏ còn làm bánh trôi nước ...và có truyền thuyết lại nói từ thời Hán Văn Đế. Tôi chỉ chọn sự tích mang tính dân gian kể trên.

      Xóa
  5. Cám ơn thầy. Phục kiến thức thầy rộng mênh mang ! Mỗi bài thầy viết em đọc đều bổ sung cho kiến thức cái đầu mù chữ của em thêm.đến tuổi này mà mỗi ngày kg đọc thì ngày càng dốt, bài của thầy thật là bổ ích cho những người như em. Chào thầy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Lưu Tuấn Nga. Chị có các bài viết rất sâu sắc và hấp dẫn. Chỉ tại sức khỏe chị không ổn định và thi thoảng máy móc vi tính nó làm chị vất vả đó thôi.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]