31 tháng 10, 2015

ĐẾN VỚI LA HABANA

Ngày cuối tháng 10 / 2015:
Đến với La Habana (Theo Đại Đoàn Kết)

























Máy bay của hãng KLM tuyến đường Amsterdam- Habana chật ních không còn một ghế trống. Dân du lịch Hà Lan mười người như cả mười: mặc đồ thể thao, đồ đạc gọn nhẹ, mang cả con bé chưa đầy một tuổi và lẫn cả các ông bà già chống gậy, đẩy xe lăn. Cứ như thể du lịch là nghĩa vụ đối với người dân xứ sở hoa tup líp này. Các cô chiêu đãi viên cao to, mặt mũi để mộc mạc không son không phấn, tóc buộc tự do luôn miệng cười nói vui vẻ, thoải mái với từng hành khách, không nghỉ tay đến một phút trên suốt chặng đường bay 10 tiếng đồng hồ.
Một góc La Habana
Khi hạ cánh xuống sân bay Jose Marti ở Havana, trong một khoảnh khắc tôi cứ ngỡ như đang ở sân bay Nội Bài thời cách đây 20 năm: vắng vẻ, đơn sơ cũ kỹ. Cùng một lúc hơn  chục cửa kiểm soát viên làm việc khá nghiêm túc. Theo như tôi được biết, về mặt lý thuyết du lịch Mỹ vẫn không được phép đến Cuba. Nhưng trên thực tế hàng trăm ngàn người Mỹ vẫn mua vé đi Cuba từ Canada, Mexico và hải quan Cuba cũng chỉ “ý tứ” đóng dấu ra vào vào tờ visa của họ chứ không vào passport và cũng chưa mấy người Mỹ nào đi du lịch Cuba về bị phạt tiền như ghi trong hiệp định cấm vận
Ra khỏi cửa sân bay chúng tôi đâm sầm vào cái nóng ẩm của cuối tháng tư. Bãi đỗ xe ngột ngạt mùi xăng dầu của những chiếc xe buýt tương đối mới nhập từ TQ và hàng loạt các xe Mỹ cổ tuổi đời trên 50! Ban đầu tôi thấy ngỡ ngàng sao những chiếc xe “bảo tàng” như vậy vẫn còn chạy được trên đường phố. Những xe sản xuất trước năm 1954 thường có dạng tròn trịa, những xe sau năm 1955 dài ngoằng, nhọn hoắt như tên lửa, người có điều kiện kinh tế thì đánh bóng chỉnh xửa xe bóng lộn như mới vừa rời xưởng ra (đó là cả một quá trình hàng năm như tôi được biết), người ít tiền xe lồi lõm, thủng lỗ chỗ, sơn chằng chịt như sơn cửa gỗ. Dân chúng chỉ có quyền mua bán đổi chác các xe cũ có ở Cuba từ trước năm 1959. Xe nhập mới phải có giấy phép của chính phủ với giá cắt cổ dân không thể với tới được. Nhưng cũng chính vì thế mà những chiếc xe Mỹ cổ lỗ sĩ độc nhất vô nhị trên thế giới này lại trở thành biểu tượng độc đáo của Havana. 
Cảm tưởng nói chung về thành phố Habana thật khó nói vì lắm thứ lẫn lộn quá. Cứ như gặp lại một nữ minh tinh màn bạc một thời từng sáng ngời rực rỡ trên sân khấu lúc đã về già. Hàng loạt khách sạn, casino ở những vị trí lộng lẫy trên bờ biển xanh ngắt vắng vẻ, tuyệt nhiên không thấy một con tầu. Do nhu cầu của du lịch, nhiều khách sạn nay được sửa sang lại, có nhạc có quầy bar tấp nập khách ra vào. Ngồi trong sân vườn của Hotel Nationale buổi chiều tối, nhìn ra bờ biển, gió mơn man điếu xì gà thơm phức và cốc Mojito mát lạnh trên tay, tôi ngỡ như mình đang trong một giấc mơ, chẳng thể tin nổi mình đang ở một xứ sở xã hội chủ nghĩa “đặc sệt”! 
Ban ngày, quang cảnh có rõ nét hơn. Những tòa nhà “vô chủ” của tư sản Cuba thời trước chạy đi di tản, nằm ngay trên con đường chạy dọc bờ biển cũng bị sụp lở đến đau lòng bởi thuộc về sở hữu của nhà nước, lấy đâu ra tiền trùng tu ! Cô hướng dẫn viên thầm thì: chỉ có nhà nào có người ở nước ngoài gửi tiền về mới bí mật mua lại được nhà cổ (người nước ngoài không được phép đứng tên), sửa lại bên trong, mặt ngoài vẫn để đổ nát cho đỡ bị “dòm ngó ”, rồi cho khách du lịch thuê. Ngoài các khách sạn thuộc sở hữu nhà nước, cho thuê phòng là dịch vụ làm ăn tư nhân duy nhất mà Fidel đồng ý với điều kiện phải đóng thuế (các hiệu cafe, cửa hàng quần áo, rạp chiếu phim tư nhân mini cũng bị đóng cửa mấy năm trước). Chúng tôi trọ lại trong một ngôi nhà như vậy. Chị chủ nhà tóc vàng, dài, xoăn yểu điệu mời chúng tôi vào. Nhà xây theo trường phái Tây Ban Nha trần cao vút, sàn gạch đá hoa cổ mầu còn đẹp thoáng mát với đầy đủ trang thiết bị đồ gỗ cổ trạm trổ cầu kỳ từ đầu thế kỷ trước như đồng hồ đứng, bàn gương, bàn ăn, tủ trang trí, ghế bập bênh… Bà già hàng xóm đứng nhìn chúng tôi từ trên ban công giang rộng hai cánh tay như kiểu chào đón, cười móm mém. Bất chợt có một anh đeo các xâu tỏi khô đi qua, bà ra hiệu muốn mua, thả chiếc dây xuống và anh ta buộc tỏi vào để bà ta kéo lên. Suýt nữa do mải chụp ảnh mà  tôi đâm sầm vào chiếc xe ba gác chất đầy hoa quả. Thấy tôi thích thú cầm nải chuối lá mật giơ lên ngắm nghía, anh ta cười tươi cho tôi chụp ảnh, phô hàm răng trắng toát. Bên kia đường túm năm tụm ba một tốp các ông già vác bàn ra ngoài vỉa hè dưới bóng cây chơi domino cười nói râm ran. Chao ôi sao mà yên bình thanh thản như phố nhà tôi ở Hà Nội thời bao cấp!

Phần lớn những nơi thăm quan của Havana nằm trong khu phố cổ được người Tây Ban Nha xây dựng từ thế kỷ thứ 16. Những ngôi nhà làm tôi liên tưởng tới các lâu đài trong chuyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm.Từ năm 1982 UNESCO đã chính thức công nhận khu này vào danh sách bảo tồn văn hóa thế giới, nhưng ở đây sự đổ nát đi kèm với trùng tu xanh đỏ nhiều mầu vẫn làm gợi lên cảm giác tiếc nuối. Đọc sách Hemingway xong đi Cuba ngay mới cảm nhận được đúng như không gian của nhà văn viết và thích thú vô cùng. Hai quán Bar nhờ có câu nói bất hủ của ông: “My Mojito in La Bodeguita. My Daiquiri in El Floridita”  lúc nào cũng tấp nập. Không biết có phải vì nóng, vì khát, vì nhạc hay, vì mấy anh barista tươi cười hai tay rót rượu rum như múa mà đúng là daiquiri uống ở đó ngon thật: ngọt ngào, mát lịm, gây cảm giác lâng lâng. Quán Floridita vẫn để nguyên bên trong như cả mấy chục năm về trước, rèm tối để “quên đi sự đời bên ngoài”, tượng Hemingway đứng trong góc quầy rất giống ảnh thực của ông. Hemingway không bao giờ uống ngồi vì một chân đau, thậm chí lúc đánh máy chữ cũng dùng cái bàn riêng có thể nâng cao lên vừa tầm đứng. Ban nhạc có cô ca sỹ da đen dáng cao nhỏ nhắn khuấy động đám đông du lịch bởi những tiết tấu mạnh mẽ, sôi nổi. Ai thích đứng lên nhẩy luôn, ôm nhau luôn, hôn nhau luôn, chẳng mấy ai quan tâm bạn là ai từ đâu đến. 
Hotel Ambos Mundos nơi Hemingway đã từng sống nhiều năm và viết toàn bộ cuốn tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai” là một khách sạn rất gần bến cảng thời xưa. Căn phòng nổi tiếng 511 bé nhỏ với những đồ đạc đơn sơ và tủ sách bầy đầy các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhưng có lẽ cái để lại ấn tượng nhất đối với tôi là “view” từ cửa sổ và cái sân thượng ngay trên đó. Được biết hàng ngày Hemingway lên đó ăn sáng và có hôm ở lại trên đó viết lách cả ngày đến tận đêm. Mái ngói của những tòa nhà cổ lộng lẫy một thời, những con đường tấp nập ra biển và mầu biển, mầu trời của hòn ngọc Cuba thật nhìn mãi không chán! Từ trên cao đập vào mắt là hai chấm mầu sặc sỡ của váy áo, khăn mũ, túi sách do hai bác thổ dân da rất đen đang ngồi bậu cửa hút xì gà. Mừng quá, chúng tôi chạy xuống xin cùng chụp ảnh. Được vài tấm ưng ý như trong quyển guide du lịch nhưng sau mới trố mắt ra khi hai bác gái xin tiền và phát hiện điếu xì gà cũng rởm nốt vì nào có cháy! “Giống hệt các cô gái dân tộc trên Sapa”, chúng tôi vừa cười vừa nghĩ. 
Đi bộ dọc theo những khu phố cổ của Havana, tôi cũng hình dung được tại sao thời trươc khách du lịch Mỹ lại mê nơi này đến như vậy: Habana cổ mang đầy không gian kiến trúc của châu Âu cổ như nhà thờ Cathedral xây dựng từ thế kỷ 18 đã từng chứa hài cốt của Christof Columbus, hay nhà của tổng thống thời trước xây theo trường phái barocc Palacio de los Capitanes Generales. Những boutique hotel chỉ có vài phòng nhưng mỗi phòng được trang hoàng theo những style khác nhau chờ đón ví tiền của khách du lịch sành điệu. Những quảng trường bán đầy đồ tranh ảnh, sách báo cũ về Fidel Castro, Che Guavara, đồ lưu niệm huy hiệu, mũ giải phóng quân. Những dẫy phố đi bộ, khu shopping mua bán của Havana thoạt nhìn thấy tấp nập chẳng kém gì ở Mỹ hay châu Âu nhưng ngoài những của hàng bán đồ souvenir, đồ ăn uống ra các mặt hàng rất buồn cười: tivi cũ bán kèm với thảm, bột giặt, trang thiết bị xe đạp, dép lê… nửa tiệm cắt tóc, nữa kia sửa chữa đồng hồ cũ. Chúng tôi tạt vào một cửa hàng mậu dịch to, đông người xếp hàng. Hôm nay đúng ngày bán trứng gà theo tem phiếu, mỗi người bê về cả khay. Ngoài ra còn có bánh qui gai, bột mì và bột gia vị nữa. Ai cũng hớn hở, kể cả người mua và người bán!
Tôi nhớ lại thời bao cấp ở Việt Nam ai cũng gầy vì thiếu ăn. Ngược lại với hình dung của tôi, con trai con gái Cuba mạnh khỏe, nở nang, ăn mặc tương đối tươm tất. Người Cuba ăn rất nhiều gạo, đậu, khoai lang, khoai sọ, sắn và hoa quả đầy rẫy khắp nơi. Bấy giờ đang mùa đu đủ, một quả phải nặng đến 1,5-2 kg, vỏ vàng, trong đỏ chót, ngọt đậm và thơm. Ổi đào rất to và dứa la liệt các xe đi bán dọc phố. Trưa có thể ăn ở các quán “du lịch” với thực đơn chẳng có gì đặc biệt như sandwich với giăm bông, pho mát hay thịt gà rán, cá rán… Nhưng buổi tối chúng tôi được dẫn đến những quán nấu “tại gia” với tôm hùm mua chui chợ đen to bằng cánh tay, tươi, dai thịt và ngọt khủng khiếp. Tóm lại ở đấy chẳng có thứ gì nhưng mà rồi cái gì cũng có!
Buổi tối chia tay Havana chúng tôi đi xem show diễn ở Tropicana-một thưởng thức được Mỹ đưa vào từ năm 1939 mà Fidel không thể từ chối được vì quá đẹp, quá hoàng tráng, quá ăn sâu vào máu của người Cuba và cái chính …thu được quá nhiều tiền bởi giá vé khá đắt mà sân khấu ngoài trời hàng nghìn người luôn chật kín khán giả. Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu đã xem Tropicana rồi sẽ thấy Moulin Rouge thật “yếu đuối”. Tôi không dám đánh giá nhưng Tropicana mang đậm phong cách Mỹ như thể đang đi ở Las Vegas vậy. Đã từ lâu, trong ngôn ngữ Cuba hình thành từ “mulat” chỉ các chàng trai cô gái lai giữa hai giòng máu da trắng và da đen của nô lệ châu Phi bị mang đến làm trong các đồn điền mía thời trước. Qua nhiều thế hệ, họ có nước da hơi ngăm đen bánh mật, nhiều cô còn có mắt xanh với những đường nét cực kỳ thanh tú, cộng thêm đôi chân dài thẳng tắp, bộ hông nở nang và đặc biệt đôi mông chắc nịch…Không thể kiếm đâu ra những diễn viên nhẩy chuẩn hơn họ được nữa. Chương trình phần lớn mô phỏng dựa trên nền văn hóa Cuba từ thời các bộ tộc da đỏ với các điệu nhẩy của thổ dân. Các bước nhẩy sexy, quyến rũ, mạnh mẽ nên nền nhạc luôn tiết tấu nhanh, dồn dập đến ngạt thở và các bộ xiêm áo lộng lẫy gấp cả trăm lần lông công. Tôi chắc không mấy ai ân hận vì trong đời đã một lần từng xem Tropicana!.. 
Bác sỹ Đặng Phương Lan

NỒNG NÀN HOA SỮA

Hình ảnh theo báo HÀ NỘI MỚI



30 tháng 10, 2015

Muà thu vàng ở Mỹ

Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ

 *Theo VNExpress.
Trong tiết trời mùa thu, khắp nước Mỹ khoác trên mình vẻ đẹp rực rỡ của những cánh rừng ôn đới đang chuyển mình với các tầng lá đỏ vàng, nhuộm sắc cho khung cảnh yên bình thêm rực rỡ.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
BardStown, Kentucky
Được mệnh danh là thủ phủ rượu Bourbon của thế giới, thị trấn BardStown tại bang Kentucky còn được những người yêu du lịch lựa chọn là một trong những địa điểm ngắm mùa lá vàng, đỏ đẹp nhất nước Mỹ.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Easter Park, Colorado
Thị trấn vùng núi yên bình này thuộc công viên quốc gia núi Rocky. Những cánh rừng ôn đới tại đây đổi màu từ tháng 8 đến tháng 10, tùy thuộc vào độ cao của các tầng lá.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Ontonagon, Michigan
Khu vực Ontonagon nổi tiếng với những điểm trượt tuyết mùa đông. Tuy nhiên, nếu tới đây vào cuối mùa thu, bạn có thể đắm mình trong khung cảnh lộng lẫy của núi Porcupine với những cánh rừng rợp lá vàng và đỏ.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Mountain Lakes, New Jersey
Đến với thị trấn nhỏ ven hồ này, bạn sẽ có những phút giây thư thái trong khung cảnh núi rừng và hồ nước yên ả. Thị trấn nhỏ Mountain Lakes nằm không xa thành phố New York, thích hợp cho du khách không có điều kiện thời gian và muốn tạm quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Oakland, Maryland
Một chuyến dã ngoại ngắm lá vàng đến Maryland sẽ không trọn vẹn nếu bạn bỏ qua công viên Swallow Land, nơi những tầng lá soi mình trên dòng sông Youghiogheny, tạo nên lớp gương phản chiếu lấp lánh cho cánh rừng.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Parkville, Missouri
Nằm nép mình bên thành phố Kansas, thị trấn Parkville nổi tiếng vì khung cảnh cổ kính, mang dấu ấn xa xưa. Nhờ đó, nơi đây là sự lựa chọn cho du khách muốn cảm nhận vẻ đẹp mùa thu nước Mỹ những năm cuối thế kỉ 19.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Cherokee, North Carolina
Thị trấn nhỏ này là cửa ngõ cho du khách tới với con đường xuyên rừng Blue Ridge, nơi mà bạn có cảm giác như đang lái xe giữa những tầng lá đầy màu sắc. Đây cũng là điểm đến mà bạn có thể khám phá những nét văn hóa châu Mỹ bản địa.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Munishing, Michigan
Thị trấn nhỏ Munishing nằm trên bán đảo Michigan tiếp giáp với bờ nam của hồ Superior. Khung cảnh mùa thu vàng càng làm tăng thêm vẻ đẹp sống động, rực rỡ cho những thác nước nơi đây.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Stowe, Vermont
Vermont được coi là nơi có khung cảnh mùa thu vàng đẹp nhất trên thế giới. Một chuyến du lịch tới thị trấn Stowe chắc chắn sẽ làm du khách tin vào điều đó. Thời điểm thích hợp nhất để tới đây là từ cuối tháng 10 tới trung tuần tháng 11.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Gatlinburg, Tennessee
Khung cảnh Gatlinburg được tô điểm theo mỗi thời điểm khác nhau trong suốt mùa thu, khi những cánh rừng trên dãy núi Great Smoky thay lá tùy theo độ cao, tạo nên các tầng lá đa màu sắc.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Sugar Hill, New Hampshire
Được thành lập vào năm 1962, Sugar Hill là một trong những thị trấn trẻ nhất New Hampshire. Thị trấn được đặt tên theo loại cây được trồng nhiều ở đây: cây lá phong đường. Mùa thu đến, những ngọn đồi ở thị trấn nhỏ này tràn ngập sắc đỏ của những cây lá phong.
Sắc thu lộng lẫy trên khắp nước Mỹ  
Abingdon, Virginia
Từ những con phố lớn nối dài với các hàng cây rẻ quạt cho tới dãy núi Blue Ridge, tất cả sẽ khiến bạn đắm mình với thị trấn nhỏ Abingdon trong khung cảnh mùa thu choáng ngợp và lộng lẫy.
Minh Đức (theo Countryliving)

29 tháng 10, 2015

10 bức hình tuyệt đẹp "chạy đua" giải thưởng ảnh của National Geographic


* Theo Dân trí

10 bức hình tuyệt đẹp "chạy đua" giải thưởng ảnh của National Geographic

(Dân trí) - Người giành giải thưởng năm nay sẽ nhận được phần thưởng 10.000 USD và chuyến đi tới trụ sở của National Geographic tại Washington, DC để tham dự buổi hội thảo nhiếp ảnh thường niên.

Giải thưởng nhiếp ảnh của tạp chí nổi tiếng National Geographic (Mỹ) diễn ra hàng năm, thu hút hàng ngàn tác phẩm dự thi của những nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trên toàn thế giới. Cuộc thi sẽ kết thúc vào ngày 16/11 tới đây. Các tác phẩm được phân loại theo 3 chủ để chính gồm con người, địa điểm và thiên nhiên.
Dưới đây là 10 "ứng cử viên" được đánh giá có khả năng giành giải thưởng của National Geographic.
Bức hình của nhiếp ảnh gia Hiroki Kondo chụp tại công viên Hitachi ở Ibaraki, Nhật Bản. Tại đây, du khách được thưởng lãm 4.5 triệu những bông hoa baby blue đua nhau khoe sắc. Mùa ngắm hoa lý tưởng nhất từ cuối tháng 4 đến tuần đầu của tháng 5 hàng năm.
Bức hình của nhiếp ảnh gia Hiroki Kondo chụp tại công viên Hitachi ở Ibaraki, Nhật Bản. Tại đây, du khách được thưởng lãm 4.5 triệu những bông hoa baby blue đua nhau khoe sắc. Mùa ngắm hoa lý tưởng nhất từ cuối tháng 4 đến tuần đầu của tháng 5 hàng năm.
Hình ảnh chụp những người lao động nghèo Bangladesh bất chấp nguy hiểm ngủ trên nóc tàu để di chuyển về nhà. Bức hình được đặt với tên gọi “Chuyến đi điên rồ” của nhiếp ảnh gia A.M. Ahad.
Hình ảnh chụp những người lao động nghèo Bangladesh bất chấp nguy hiểm ngủ trên nóc tàu để di chuyển về nhà. Bức hình được đặt với tên gọi “Chuyến đi điên rồ” của nhiếp ảnh gia A.M. Ahad.
Khoảnh khắc cơn bão di chuyển tới Horsehoe Bend, nơi gần vườn quốc gia Grand Canyon (Mỹ). Tác phẩm của nhiếp ảnh gia J.Cho.
Khoảnh khắc cơn bão di chuyển tới Horsehoe Bend, nơi gần vườn quốc gia Grand Canyon (Mỹ). Tác phẩm của nhiếp ảnh gia J.Cho.
Mặt trời lặn trên cánh rừng ở Novy Urengoy, một thành phố ở Yamalo-Nenets (Nga).
Mặt trời lặn trên cánh rừng ở Novy Urengoy, một thành phố ở Yamalo-Nenets (Nga).
Hình ảnh cưới độc đáo của một cặp đôi chụp tại Grand Cayman, nơi cả hai sẽ dấn thân vào cuộc phiêu lưu mới. Tác giả: Jennifer Jo Stock.
Hình ảnh cưới độc đáo của một cặp đôi chụp tại Grand Cayman, nơi cả hai sẽ dấn thân vào cuộc phiêu lưu mới. Tác giả: Jennifer Jo Stock.
Một người đàn ông đang trèo lên nóc của một chiếc thùng lớn, nơi chứa hạt ngũ cốc ở New Raymer, Colorado. Tác giả: Elliot Ross.
Một người đàn ông đang trèo lên nóc của một chiếc thùng lớn, nơi chứa hạt ngũ cốc ở New Raymer, Colorado. Tác giả: Elliot Ross.
Vẻ đẹp hùng vỹ của thác nước Godafoss, một trong những thác lớn nhất ở Iceland, nơi còn gọi với cái tên “Thác nước của các vị thần”. Tác giả: Fortunato Matteo.
Vẻ đẹp hùng vỹ của thác nước Godafoss, một trong những thác lớn nhất ở Iceland, nơi còn gọi với cái tên “Thác nước của các vị thần”. Tác giả: Fortunato Matteo.

Khoảnh khắc đẹp “ngạt thở” của Cầu cổng vàng (Golden Gate Bridge), Mỹ. Tác giả: Ross Barringer.
Khoảnh khắc đẹp “ngạt thở” của Cầu cổng vàng (Golden Gate Bridge), Mỹ. Tác giả: Ross Barringer.
Một vận động viên leo núi đang di chuyển về phía hang băng Hayden. Đây cũng là con đường để tới Middle Sister. Tác giả: D. Briggs.
Một vận động viên leo núi đang di chuyển về phía hang băng Hayden. Đây cũng là con đường để tới Middle Sister. Tác giả: D. Briggs.
Matterhorn là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới và là biểu tượng của Thụy Sỹ. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Alessandra Meniconzi.
Matterhorn là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới và là biểu tượng của Thụy Sỹ. Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Alessandra Meniconzi.
Việt Hà
Theo BI

28 tháng 10, 2015

Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc

Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc

TPO - Khi nhiệt độ xuống dưới con số 0, nhiều phụ nữ trung niên ở Blagoveshchensk (thủ phủ của vùng Amur, miền Đông nước Nga) đã vượt qua biên giới để đến mua sắm đồ mùa đông tại Hắc Hà (thành phố biên giới ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc).
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 1 
 Những ngày đầu mùa đông, tại các khu chợ ở Hắc Hà (thành phố biên giới thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) xuất hiện rất nhiều phụ nữ trung niên người Nga đến mua sắm.
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 2  
Họ đến từ Blagoveshchensk (thủ phủ của vùng Amur, miền Đông nước Nga), giáp biên giới với Hắc Hà.
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 3 
 Hầu hết những người phụ nữ này đều đến đây để mua quần áo mùa đông mang về Nga bán.
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 4 
Lí do mà họ đưa ra là bởi giá thành đồ may mặc nói riêng và hàng tiêu dùng nói chung của Trung Quốc rẻ hơn của Nga rất nhiều.
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 5 
 Một phụ nữ người Nga mặc cả với người bán giày ven đường.
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 6 
 Hàng dài người Nga xếp hàng chờ mua đồ ăn sáng từ một xe bán hàng rong ở Hắc Hà.
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 7 
Không chỉ sang Trung Quốc buôn đồ, những người Nga này còn tranh thủ tham quan thành phố Hắc Hà…
Sống ở Nga, đi chợ ở Trung Quốc - ảnh 8 
 …và mua những nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. 
Theo Chinadaily

26 tháng 10, 2015

Dấu tích kênh nhà Lê tại Hà Tĩnh

* TheoVNExpress.

Dấu tích kênh nhà Lê tại Hà Tĩnh

Kênh đào nhà Lê được làm từ thời vua Lê Hoàn vào năm 983, trải qua nhiều thế kỷ, hiện nay một số đoạn kênh tại Hà Tĩnh vẫn còn nguyên vẹn, khung cảnh rất đẹp.

 
Kênh nhà Lê được xây dựng từ thời vua Lê Đại Hành, hoàn thiện từ thời vua Lê Lợi, kéo dài từ Ninh Bình tới Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, nơi bắt nguồn kênh nhà Lê nằm ở ngã ba Sông Lam, nối giữa xã Đức Vĩnh (huyện Đức Thọ) và huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Đoạn kênh qua địa phận Hà Tĩnh sâu khoảng 3-5 m, rộng trung bình 10 m, dài hơn 100 km, chảy quanh co qua làng mạc của các huyện Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh rồi đổ ra biển.
 
Thời vua Lê Đại Hành, hệ thống kênh đào cổ này dùng để vận tải quân lương về phía Nam Đại Cồ Việt nhằm mở rộng lãnh thổ phía Nam và phát triển kinh tế nông nghiệp nước nhà. Kênh được xem là tuyến đường thủy nội địa từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), nối liền các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đến thời Lý, Trần, kênh là đường quân sự để chiến thuyền đi đánh quân xâm lược; tới thời vua Lê Lợi, hệ thống kênh đào được hoàn chỉnh.
 
Theo sử sách, để đào kênh, nhà vua đã ra sắc chỉ. Địa phương nào nhận được chỉ thị thì phải huy động người dân tới làm, qua thời gian, các thế hệ cứ thế nối tiếp bồi đắp, nạo vét để giao thương đi lại buôn bán.
 
Trong số kênh đào nhà Lê trên địa phận Hà Tĩnh, đoạn kênh dài khoảng 10 m chảy qua xóm 5 xã Đức Thịnh (huyện Đức Thọ) là tương đối nguyên vẹn và đẹp nhất. Ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ những lùm cây cối um tùm ở nhiều đoạn kênh nhà Lê tại Hà Tĩnh thường được dùng để giấu khí tài, đạn dược giúp tiền tuyến đánh giặc. Đây cũng là nơi lưu dấu ấn của vua Lê Lợi trong thời gian lập căn cứ Đỗ Gia (chống quân Minh).
 
Bên bờ kênh nhà Lê tại xã Đức Thịnh có nhiều cây lộc vừng cổ thụ, mùa hè nóng bức người dân thường ra đây hóng mát. Nhiều bạn trẻ cũng tới đây lưu giữ những khoảnh khắc bởi cảnh vật đẹp.
 
Trước kia nhiều đoạn tại huyện Đức Thọ người dân phải đi lại bằng thuyền để vượt kênh, nay nhiều cây cầu đã được xây mới để phục vụ cuộc sống.
 
Một số đoạn kênh có khung cảnh thơ mộng, nước trong veo. Người dân thường xây bến, các bậc lên xuống để tắm rửa, giặt giũ sinh hoạt. Khi hạn hán, nước từ kênh dùng để tưới tiêu đồng ruộng.
 
Được phù sa bồi đắp nên đất ở hai bên bờ kênh nhà Lê tại Hà Tĩnh màu mỡ, người dân đã cải tạo, canh tác, trồng hoa màu để phục vụ cuộc sống.
 
Bên bờ kênh nhà Lê thuộc thị xã Hồng Lĩnh có rất nhiều làng mạc. Hình ảnh đàn bò đang gặm cỏ, làn khói lam chiều trôi nhè nhẹ theo sóng nước tạo nên một khung cảnh thanh bình.
 
Qua thời gian, một số đoạn kênh nhà Lê bị bồi lấp, xuống cấp. Ở đoạn qua xã Thái Yên (huyện Đức Thọ) bèo tây bao phủ cả dòng chảy, cầu cũng gãy lan can gây nguy hiểm cho người qua lại.
 
Một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cho hay, kênh đào nhà Lê là tổng hòa của mọi tác dụng từ kinh tế tới quân sự, là nơi kết nối với mọi miền đất nước. "Những dấu tích, hiện trạng nguyên vẹn của kênh nhà Lê cần được bảo tồn để thế hệ sau biết được giá trị của một công trình ghi dấu ấn lịch sử, tồn tại qua nhiều thế kỷ và hiểu rõ truyền thống hào hùng của cha ông", ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh nói và cho biết thời gian tới sẽ góp ý với chính quyền chú trọng cải tạo kênh, lắp đặt bia chỉ dẫn ở nơi khởi nguồn của kênh tại ngã ba Sông Lam để khẳng định giá trị lịch sử.

Đức Hùng

25 tháng 10, 2015

THỂ DỤC VEN HỒ

THỂ DỤC VEN HỒ
Mùa này thể dục ven hồ theo thời tiết hàng ngày. Khi trời ấm áp có nắng thì theo mùa hè vào ban sáng nhưng không còn sớm như chính hè (5h30 - gần 6h mới sáng rõ); còn nếu trời se lạnh hoặc sương mù nhiều thì theo mùa đông vào ban chiều (tầm 16h - 17h).Tôi vẫn đến hồ Thành Công, công viên Indira Gandhi bên con đường Láng Hạ & Huỳnh Thúc Kháng, gần Đài Truyền Hình HN; trở về qua con đường NGuyễn Chí Thanh vào khu nhà ở.
Vài hình ảnh (chụp bằng ĐT di động) lúc ban sáng mặt trời đang lên, lúc ban chiều trời vàng đẹp phản chiếu mặt hồ . Chiều hôm qua tòa nhà dầu khí EVN tập báo động cháy giả có ngọn khói bốc lên và sau 15 ' dập tắt ! Chỉ là "trò" tập dượt !
( Bài đã đăng trên facebook Ba Phien Trinh)


 Buổi sáng khi mặt trời mới mọc
 Trời sáng dần lên

 Góc hồ Thành Công khi đã sáng rõ


 Buổi chiều nắng vàng, mặt nước phẳng lặng như gương, gió mát dễ chịu

Tập PCCC tại tòa nhà Dầu Khí HN
Chiều 23 - 10- 2015
Xe cứu hỏa rú bên đường Láng Hạ, phía hồ hoàn toàn yên tĩnh.

24 tháng 10, 2015

Thú vị giao thông trên con phố hẹp nhất thế giới

     Thú vị giao thông trên con phố hẹp nhất thế giới



Có một con phố ở thủ đô Praha của Séc khiến những ai bị mắc hội chứng “sợ không gian hẹp” phải tuyệt đối tránh xa, bởi con phố này chỉ rộng gần 50cm. Dù hẹp là vậy, nhưng chính quyền thủ đô Praha vẫn coi đây là một con phố và thậm chí còn đặt tên cho nó - phố Vinarna Certovka.
Vì con phố quá hẹp, nên để tránh “tắc nghẽn” ở giữa phố (trong trường hợp có hai người đi từ hai đầu), hai cụm đèn giao thông đã được lắp đặt ở hai đầu phố để nếu có ai đi từ một đầu thì sẽ bấm đèn và ngay lập tức, đầu bên kia sẽ hiện ra tín hiệu đèn đỏ để không ai đi vào phố nữa, tránh chuyện “tiến thoái lưỡng nan” nơi giữa phố.

Những ai bị hội chứng “sợ không gian hẹp” sẽ muốn tránh xa con phố Vinarna Certovka bởi lòng phố chỉ rộng gần 50cm.
Những ai bị hội chứng “sợ không gian hẹp” sẽ muốn tránh xa con phố Vinarna Certovka bởi lòng phố chỉ rộng gần 50cm.
Hai cụm đèn tín hiệu giao thông được lắp ở hai đầu phố để tránh những tình huống bất tiện cho người qua lại. Con phố này đã trở thành một địa danh hấp dẫn du lịch ở Praha.
Hai cụm đèn tín hiệu giao thông được lắp ở hai đầu phố để tránh những tình huống bất tiện cho người qua lại. Con phố này đã trở thành một địa danh hấp dẫn du lịch ở Praha.
Nhiều du khách đến với Praha đã tìm tới con phố siêu hẹp lòng này.
Nhiều du khách đến với Praha đã tìm tới con phố siêu hẹp lòng này.
Con phố cổ dài gần 10m này nằm ở một khu dân cư thuộc vào hàng cổ kính, lâu đời nhất của Praha - khu Mala Strana, có nghĩa là “khu phố nhỏ”.
Con phố Vinarna Certovka nằm giữa hai ngôi nhà và rất khó để hai người có thể cùng băng qua phố một lúc, thậm chí những người bị thừa cần cũng không thể lách qua nổi con phố chỉ có gần 50cm chiều rộng này.
Đối với những người may mắn sở hữu thân hình “mình dây”, việc băng qua phố Vinarna Certovka vẫn chưa phải hoàn toàn đơn giản, bởi nó còn có những bậc thềm bằng đá khiến bạn phải chú ý.

Nằm giữa hai ngôi nhà, con phố Vinarna Certovka quá hẹp đến mức rất khó để hai người có thể cùng băng qua phố một lúc.
Nằm giữa hai ngôi nhà, con phố Vinarna Certovka quá hẹp đến mức rất khó để hai người có thể cùng băng qua phố một lúc.
Con phố cổ dài gần 10m nằm ở khu dân cư thuộc vào hàng lâu đời, cổ kính nhất ở Prague - “khu phố nhỏ” Mala Strana.
Con phố cổ dài gần 10m nằm ở khu dân cư thuộc vào hàng lâu đời, cổ kính nhất ở Prague - “khu phố nhỏ” Mala Strana.
Dù Vinarna Certovka nhỏ hẹp như vậy, nhưng danh hiệu con phố hẹp nhất hành tinh được sách Kỷ lục Guinness Thế giới xác nhận đang thuộc về con phố Spreuerhofstrasse ở thành phố Reutlingen, Đức. Ở điểm hẹp nhất của phố Spreuerhofstrasse, chiều rộng chỉ có 30,5cm.
Con phố hẹp nhất thế giới được sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là con phố Spreuerhofstrasse nằm ở thành phố Reutlingen, Đức.
Con phố hẹp nhất thế giới được sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là con phố Spreuerhofstrasse nằm ở thành phố Reutlingen, Đức.
Trên phố Spreuerhofstrasse, điểm hẹp nhất chỉ rộng 30,5cm.
Trên phố Spreuerhofstrasse, điểm hẹp nhất chỉ rộng 30,5cm.
Bích Ngọc
 Theo Daily Mail