14 tháng 3, 2013

TRÊN NẺO ĐƯỜNG XỨ NGHỆ ( I )



TRÊN NẺO ĐƯỜNG XỨ NGHỆ ( I )
     Cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch(Quý Tỵ), chúng tôi (fiohantb, cùng với bà xã và con gái) tạm rời HN ít ngày ,du nam cách HN ba,bốn trăm cây số; về quê hương miền trung xứ Nghệ. Thời tiết thích hợp, vừa đủ ấm; chưa nắng nóng và không còn mưa rét nữa.  Bài hát của Tân Huyền: “ Tiếng ai hò trên quê ta đó nghe sao nhặt khoan… Qua những Thanh Chương , Anh Sơn, Nam Đàn; còn nghe tiếng hò ngày xưa vọng vang … “ vẫn da diết !
* Chúng tôi có đi qua nơi di tích cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ An, nhưng là xe chạy lướt qua chứ không phải là điểm chúng tôi có việc phải đến, mà nơi này hôm đó cũng thật tĩnh lặng vắng vẻ bởi không phải ngày kỷ niệm gì ! Tuy nhiên câu hát của Tân Huyền ” Nghệ An Xô Viết vẫn là Nghệ An” thì cảm nhận như là vẫn vậy. Tiếp nữa , xe chạy qua đất Nam Đàn quê Bác, nhưng chúng tôi đi suốt để về quê mình, bởi Làng Sen từ lâu chúng tôi đã gần như thông thuộc , không phải ghé thăm.
*
Xuất phát từ HN chúng tôi theo đường HCM, tuy có thêm nhiều cây số hơn nhưng bù lại đường quang xe chaỵ thật dễ chịu (mật độ xe thưa hẳn so với trên đường 1 và gần như tránh được hết hàng quán , chợ búa và không bị số người tham gia giao thông chen chúc thậm chí nhốn nháo như tình trạng trên đường 1).
     Đường HCM đi qua những địa danh đã thành quen: Cúc Phương (NinhBình) ; CẩmThuỷ, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Như Xuân, Thường Xuân (Thanh Hoá), Nghĩa Đàn (Nghệ An) … rẽ về đường 1 để đến TP Vinh, thủ phủ của Nghệ An; nơi dừng chân đầu tiên khi trở về đất Nghệ.  Dọc đường nếu như dư dả thời gian và nhẩn nha hơn thì có thể ghé xem Suối Cá Thần (Cẩm Thuỷ , Thanh Hoá, chỉ cần rẽ thêm 12 km là đến, trở lại 12 km nữa ) hoặc  xa hơn ít nhiều thì có các di tích Lam Kinh (Khởi nghĩa Lê Lợi); hay thành Nhà Hồ (Thanh Hoá) …nhưng các nơi đó không phải là đích của chúng tôi đến.
*
Chuyến đi kết hợp, vừa là thăm gia đình các cháu con các anh ,chị của chúng tôi tại Vinh (các anh chị đều đã mất vì tuổi già; các cháu thì cũng đã hoặc cũng chẳng còn lâu nữa là các ông, bà); vừa về quê xưa của các cụ nơi có nhà thờ xưa , đình làng đã vài, ba trăm năm tuổi mà dịp Tết chúng tôi không về được; vừa tham quan và viếng lễ một vài nơi di tích và danh thắng của Nghệ An không xa nơi chúng tôi đến, chẳng lẽ ở nơi đất quê mình mà lại không biết đến hay sao?

* Xin được "tường thuật" về một vài điểm đáng kể:

 
+ Đền thờ vị vua anh hùng áo vải QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ, trên đỉnh núi Quyết, TP Vinh- Nghệ An, vùng đất được gọi là Phượng Hoàng Trung Đô  xứ Nghệ.
   Tuy không phải ngày hội lễ nhưng vẫn có các khách địa phương và cả ở một vài nơi xa đến lễ vua Quang Trung, thăm đền và phong cảnh núi Quyết, sông Lam; non sông một vùng xứ Nghệ của TP Vinh, và không xa là Bến Thuỷ. ( Nghe phong thanh – còn là nguồn tin chưa xác thực trong nhân dân, một triền đất gần ngay một phía chân núi – là nơi mộ của Hoàng đế Quang Trung, thậm chí có người dân còn khẳng định ở độ sâu trong lòng đất 17 m; bằng ngoại cảm chăng ?).
   Lên đỉnh núi ngày nay ,Tỉnh NA và TP Vinh đã cho làm một con đường rải nhựa khá tốt đủ cho xe lên xuống bình an đưa nhân dân , du khách lên thăm đền bái lễ vị vua anh hùng, vang danh cả đến bên Tầu.
   Rất vui mừng ở tấm bia đá lớn tại nhà bia tưởng niệm ,là bài thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết về công đức của anh hùng dân tộc VN- Quang Trung Nguyễn Huệ đánh giặc Tàu:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT VỀ QUANG TRUNG
     “ Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
Mấy lần đánh đuổi giặc  Xiêm, giặc Tàu.
      Ông đà chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
      Cho nên Tàu dẫu làm hung,
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà “
                           Hồ Chí Minh
( Trích ”Lịch sử nước ta- Hồ Chí Minh toàn tập (1930-1945), tập 3”
                (Hà Nội,Nhà xuất bản Sự Thật – 1983)
* Một vài hình ảnh (Fiohantb tác nghiệp)

                           Trên đỉnh Núi Quyết - Đi lên Đền thờ Quang Trung
                                       
                                         Đường bên trong khu đền , đi vào tiếp

              Đoàn tham quan "mini" của chúng tôi - fiohantb tác nghiệp nhiếp ảnh

                                             Sân rộng trước Đền, bên ngoài

                       " Bà chủ" kính cẩn bái lễ trước khi vào bên trong

                              Chuông đồng lớn và tấm bia lớn tại nhà bia (bên trong)


Sân trong
"Bà nhà" thắp hương lễ trước khi vào đin thờ vị vua anh hùng

           Nhà bạt- Nơi dành cho khách lễ Đền ngồi nghỉ chân
           có ghi lời nhắc đạo lý UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
* Nơi thờ là Đền trong, phía sau lư hương.

Một liễn câu đối tường có ghi địa danh Phượng Hoàng Trung Đô

Một kiểu cho Fiohantb trước khi ra v 

Bà không muốn đông đứng một mình

 Từ trên đỉnh Núi Quyết nhìn xuống một góc TP Vinh, sông Lam xa xa 

Bãi đỗ xe trên đỉnh núi, vì ngày thường nên chỉ có ít xe đến

( CÒN TIẾP )

4 nhận xét:

  1. Chúc mừng cụ đã có một chuyến về thăm quê kết hợp du lịch rất vui và ý nghĩa. Cụ đã cho chúng tôi đến viếng đền thờ vua Quang Trung – Nguễn Hệ. Nơi này được xây dựng trang nghêm và hoành tráng quá. Cảm động nhất khi được đọc tấm bia khắc thơ Bác. Bác đã chỉ đích danh “giặc Tầu” chắc sẽ không kẻ nào dám đục bỏ như một số nơi khác. Chúc mừng chuến đi bình an, vạn sự khởi đầu nan, năm nay chắc chắn 2 cụ sẽ khỏe hơn và đi chơi được nhiều hơn nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Dang Nguyet Anh. Vâng , đúng là một chuyến đi kết hợp (nhờ có phương tiện xe nhà của con trai đang công việc ở TPHCM, nên "rảnh chạy" ở HN) chúng tôi vừa thăm quê có công việc họ tộc, vừa thăm lễ Đền Chùa và các nơi danh thắng, di tích của vùng Nghệ - Tĩnh. Tấm bia ở Đền thờ Quang Trung với bài thơ của CT Hồ Chí Minh hiện nay đúng như đã viết ở bài trên và như ảnh tự tay tôi chụp có ngày tháng rõ ràng trên ảnh. Ai đến TP Vinh thì cũng nên có lần đến nơi này , ngay trong TP, rất gần Trương ĐH Vinh, đường ô tô lên núi tốt, phong cảnh đẹp.

      Xóa
  2. chào cụ! cụ đã có chuyến đi về quê rất có ý nghĩa.tôi vẫn vẫn còn thắc mắc mong cụ chỉ bảo giúp:bài thơ của bác Hồ viết về vua QT bị đục bỏ và thay vào 1 bài khác là ở đền nào ở NA.Hiện trang bây giờ ra sao? chúc cụ và gia đình vui khỏe và đủ sức để du xuân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều cụ hỏi, theo tôi biết là có thật, tại Đền Thờ Quang Trung Núi Quyết này: nhưng họ viết "đục bỏ" hơi quá ! Ấy là do bởi một số "nhân vật" nào dó (có lẽ ở Sở VH-TT-DL NA chăng?) "tư duy" có vấn đề,vào các năm 2011-2012 (tôi không nắm chắc ngày, tháng) đã cho ốp đè lên bia đá (một kiểu bia giả ghép lên mặt bia đá) phủ lên bài văn bia của CT Hồ Chí Minh. Thế nhưng nhân dân trong & ngoài tỉnh đâu có chịu , và tất nhiên tấm ốp đó (bằng mica và kỹ thuật vi tính)đã bị tháo bỏ. Tấm bia được trả lại với bài văn khắc ban đầu với hình ảnh thực do chính tay tôi chụp có ngày tháng rõ trên ảnh. Trích một đoạn trên báo:
      " Trên thực tế, nhân dân ở đây cho biết các bản mới được khắc trên mica bằng kỹ thuật vi tính và được dán đè lên văn bản cũ, thời điểm thay đổi vào khoảng đầu tháng 7/2011." (Bản "mới" dán đè đó đã phải gỡ bỏ) Chào cụ chao quelam, chúc sức khoẻ và hẹn gặp lại.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]