TRÊN NẺO ĐƯỜNG XỨ NGHỆ (IV) - Tiếp theo và hết
A/ Nói thêm về bảo tàng NGUYỄN DU.
A/ Nói thêm về bảo tàng NGUYỄN DU.
* Bảo tàng không nhiều hiện vật lắm .Về sách Kim Vân Kiều truỵện, Truỵện Kiều và Nguyễn Du thì nhiều nhất vẫn là các sách ngày nay,nhất là khảo cứu,bình giảng và chú giải. Các đồ dùng xưa không nhiều. Vài bộ tranh tường.
* Tôi chỉ chú ý một số câu đối, trong đó có vài đôi hiếm gặp.
- Đôi câu đối ở hai cột nhà thờ Nguyễn Du thì phần lớn mọi người tham quan, viếng thi hào đều dễ hiểu:
一代才花為使為卿生不忝
百年事業在家在國死猶榮
Phiên âm:
- Nhất đại tài hoa vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm;
Bách niên sự nghiệp tại gia, tại quốc, tử do vinh.
Tạm dịch:
- Một đời tài hoa, lúc đi sứ, lúc làm quan, sống không thẹn;
Trăm năm sự nghiệp, khi ở nhà, khi vì nước, chết còn vinh.
( Theo trên mạng)
+ Tôi để ý (tôi có ghi hình ảnh lại) hai đôi câu khác, treo tường, ngắn hơn nhưng không dễ hiểu; trong đó có một đôi (câu 2) có thể là từ cụ Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du) chăng? Hay của cụ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du). Nguyễn Nghiễm, Tiến sĩ (ông nghè) làm quan trong triều đời Vua Lê - Chúa Trịnh (chúa Trịnh Doanh) cuối đời quan được phong chức Đại Tư Đồ (Tể Tướng). Bởi với các bậc danh nho đại khoa làm câu đối thường ý tứ sâu xa và nhiều khi dùng điển tích thi – thư thì hậu sinh chúng ta học hán nôm ít ỏi khó mà hiểu được ! Các câu đối trên ít nhất cũng đã hơn 200 năm ( Vì Nguyễn Du mất năm 1820 đến nay cũng đã gần 200 năm mà các câu đối thì có trước khi Người mất )
1) Câu đối theo lối viết cổ: ( ảnh câu đối 1)
Có phiên âm ở dưới: Nhiễm(1) cầm thư lạc thú
Thường sơn mộc thanh âm
Phần mình tôi nghĩ chỉ hiểu ý : “ Sách đàn là thú vui
Cây cỏ là tiếng hát “ không hiểu có đúng chăng ?
Về chữ Hán theo tôi tra cứu tự điển thì (1) có lẽ là chữ nhiêu = nhiều (?) chứ không phải nhiễm?
1) "Nhiễm cầm thư lạc thú ; Thường sơn mộc thanh âm "
2) Đôi câu đối trình bày trên gỗ theo hình thức hai “ tầu lá chuối ” , hình thức đã khác lạ mà nghĩa cực kỳ khó hiểu, tôi suy luận mãi có lẽ đây là hai quẻ Kinh Dịch ? ( vì theo tư liệu,cụ Nguyễn Quỳnh rất giỏi Kinh Dịch ): ( ảnh câu đối 2 )
Có phiên âm ở dưới : “ THÔI HÀNH QUÂN TỬ CÁT
LỢI KIẾN ĐẠI NHÂN HANH “
2) " Thôi hành quân tử cát ; Lợi kiến đại nhân hanh "
* Tôi không hiểu được đôi câu đối này,chỉ cố gắng tra cứu kinh Dịch thấy có quẻ sau:
百年事業在家在國死猶榮
Phiên âm:
- Nhất đại tài hoa vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm;
Bách niên sự nghiệp tại gia, tại quốc, tử do vinh.
Tạm dịch:
- Một đời tài hoa, lúc đi sứ, lúc làm quan, sống không thẹn;
Trăm năm sự nghiệp, khi ở nhà, khi vì nước, chết còn vinh.
( Theo trên mạng)
+ Tôi để ý (tôi có ghi hình ảnh lại) hai đôi câu khác, treo tường, ngắn hơn nhưng không dễ hiểu; trong đó có một đôi (câu 2) có thể là từ cụ Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du) chăng? Hay của cụ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du). Nguyễn Nghiễm, Tiến sĩ (ông nghè) làm quan trong triều đời Vua Lê - Chúa Trịnh (chúa Trịnh Doanh) cuối đời quan được phong chức Đại Tư Đồ (Tể Tướng). Bởi với các bậc danh nho đại khoa làm câu đối thường ý tứ sâu xa và nhiều khi dùng điển tích thi – thư thì hậu sinh chúng ta học hán nôm ít ỏi khó mà hiểu được ! Các câu đối trên ít nhất cũng đã hơn 200 năm ( Vì Nguyễn Du mất năm 1820 đến nay cũng đã gần 200 năm mà các câu đối thì có trước khi Người mất )
1) Câu đối theo lối viết cổ: ( ảnh câu đối 1)
Có phiên âm ở dưới: Nhiễm(1) cầm thư lạc thú
Thường sơn mộc thanh âm
Phần mình tôi nghĩ chỉ hiểu ý : “ Sách đàn là thú vui
Cây cỏ là tiếng hát “ không hiểu có đúng chăng ?
Về chữ Hán theo tôi tra cứu tự điển thì (1) có lẽ là chữ nhiêu = nhiều (?) chứ không phải nhiễm?
1) "Nhiễm cầm thư lạc thú ; Thường sơn mộc thanh âm "
2) Đôi câu đối trình bày trên gỗ theo hình thức hai “ tầu lá chuối ” , hình thức đã khác lạ mà nghĩa cực kỳ khó hiểu, tôi suy luận mãi có lẽ đây là hai quẻ Kinh Dịch ? ( vì theo tư liệu,cụ Nguyễn Quỳnh rất giỏi Kinh Dịch ): ( ảnh câu đối 2 )
Có phiên âm ở dưới : “ THÔI HÀNH QUÂN TỬ CÁT
LỢI KIẾN ĐẠI NHÂN HANH “
2) " Thôi hành quân tử cát ; Lợi kiến đại nhân hanh "
* Tôi không hiểu được đôi câu đối này,chỉ cố gắng tra cứu kinh Dịch thấy có quẻ sau:
Lợi
kiến đại nhân. Hanh.
利 見 大 人
. 亨
(2).
Muốn qui dân, tụ chúng, phải có người lãnh đạo cho hay, cho giỏi. Gặp được người
lãnh đạo hay, dân nước sẽ bước vào con đường hanh thông, thái thịnh (Lợi kiến
đại nhân. Hanh).
Còn :
Thôi hành quân tử cát , phải
chăng trong quẻ sau: (nhưng quẻ này chỉ có QUÂN TỬ CÁT mà thôi ?) – Sách Kinh Dịch
– Nguyễn Hiến Lê
(4). Quẻ Thiên sơn độn
(4). Quẻ Thiên sơn độn
九四: 好遯, 君子吉, 小人否.
Cửu tứ: Hiếu (hảo) độn, quân tử cát,
tiểu nhân phủ.
Dịch: Hào 4 dương: Có hệ lụy với
người, nhưng trốn được, quân tử thì tốt, tiểu nhân thì không.
+ Xin được cụ
nào hiểu rõ ý nghĩa hơn, nắm chắc về các điều trên chỉ dẫn giúp cho thì thực
lòng cảm tạ.
Bức tứ bình cổ trong bảo tàng Nguyễn Du
Từ trên tầng 2 nhà bảo tàng nhìn ra làng quê Làng Tiên Điền
Một kiểu ảnh Chú , Thím & các cháu ở TP Vinh- Bên tượng đài Nguyễn Du
" Bà" tạm nghỉ chân giây lát
Chọn mua ít đồ lưu niệm
Ra xe trở vềThành phố . Chào Nghi Xuân.
B/ ĐÔI LỜI VỀ QUÊ NHÀ
Bức tứ bình cổ trong bảo tàng Nguyễn Du
Từ trên tầng 2 nhà bảo tàng nhìn ra làng quê Làng Tiên Điền
Mộ Nguyễn Du ( ảnh lấy trên mạng ) Hôm đó chúng tôi không đến đây
Một kiểu ảnh Chú , Thím & các cháu ở TP Vinh- Bên tượng đài Nguyễn Du
" Bà" tạm nghỉ chân giây lát
Chọn mua ít đồ lưu niệm
Ra xe trở vềThành phố . Chào Nghi Xuân.
B/ ĐÔI LỜI VỀ QUÊ NHÀ
+ Mấy năm qua chúng tôi có các chuyến về thăm quê, đặc biệt hai năm gần
đây có đóng góp phần đáng kể tôn tạo Nhà Thờ Họ Tộc, các chuyến đi và cả hình ảnh đều đã có viết,tải lên hầu chuyện các cụ, các
bạn nên lần này không nêu thêm làm tốn thì giờ các cụ, các bạn. Chỉ có điều
đáng mừng là dịp RằmTháng Giêng ta (Quý Tỵ) vừa qua, chúng tôi ở HN nhưng tại
quê , Họ Tộc vẫn xướng danh Gia Đình chúng tôi thuận hoà sống nền nếp con cháu
phấn đấu sống tốt đẹp, trong gia đình có các con cháu làm rạng danh gia tộc, đạt
học vị tiến sĩ , thạc sĩ , ít nhất là cử nhân, và các cháu còn đang học sinh học
hành chăm ngoan, chúng tôi góp công đức tôn tạo nơi thờ phụng Tổ Tiên hàng đầu
trong họ, cũng không quên góp công đức tu tạo lại Đình Làng ở quê , dẫu gia
đình chúng tôi đã hoàn toàn rời quê sống tại HN. Trân trọng cảm ơn sự ghi nhận
của Họ Tộc.
+ Chỉ ở lại nơi quê xưa một ngày công việc, chúng tôi nghỉ tại nhà chú em họ vốn là Hiệu Trưởng một TrườngTHPT huỵện nhà đã nghỉ hưu. Tuy nhiên rồi cũng không nhiều năm nữa ,ông bà này sẽ chuyển ra HN vì các con cái đều đã trưởng thành và đang sinh sống ở HN. Cả một cơ ngơi rộng rãi khang trang yên lành thoáng mát là thế nhưng rồi chú thím ấy cũng sẽ để lại cho bà con nay mai; nay bởi ông anh của chú ấy mới vừa mừng lên cụ TÁM MƯƠI nên mọi việc còn tạm chưa dịch chuyển đổi thay. Cuộc sống luôn có biến chuyển với con người như thế .
+ Chỉ ở lại nơi quê xưa một ngày công việc, chúng tôi nghỉ tại nhà chú em họ vốn là Hiệu Trưởng một TrườngTHPT huỵện nhà đã nghỉ hưu. Tuy nhiên rồi cũng không nhiều năm nữa ,ông bà này sẽ chuyển ra HN vì các con cái đều đã trưởng thành và đang sinh sống ở HN. Cả một cơ ngơi rộng rãi khang trang yên lành thoáng mát là thế nhưng rồi chú thím ấy cũng sẽ để lại cho bà con nay mai; nay bởi ông anh của chú ấy mới vừa mừng lên cụ TÁM MƯƠI nên mọi việc còn tạm chưa dịch chuyển đổi thay. Cuộc sống luôn có biến chuyển với con người như thế .
Phiến Hòa - cặp đôi hoàn hảo ! Hai cụ vi vu trên từng cây số ! Chúc sao hai cụ CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM mãi bên nhau !
Trả lờiXóaCảm ơn rất nhiều lời chúc của Hoàng Thị Nhật Lệ. Bạn bè thân thiết chúc nhau thật lòng, chú NL sức khoẻ vui vẻ yêu đời,thỉnh thoảng lại có các câu chuyện hài hước sâu sắc, hóm hỉnh,và cả ẩn chứa triết lý sâu xa.
XóaTôi đã có dịp tới thăm mộ cụ Nguyến Du, lúc bấy giờ quê Cụ chưa xây dựng được bảo tàng, hồi đó ghé thăm ngôi mộ cũng bình thường bây giờ chắc đã khác. Những kỷ vật về Cuộc đời của Nguyến Du chắc cũng chưa được lưu giũ thật đày đủ, tôi nghĩ nhà nước có trách nhiện rất lớn. Ngay cả nhưng câu đối cụ nêu tôi nghĩ cũng cần được chú giải mới phải,để hiểu cho đúng không dễ chút nào, phải có kiến thức cổ kim đông tây, tôi cũng được học về lịch sử hán ngữ, nhưng cũng không hiểu được thấu đáo. Cám ơn cụ đã dày công tra cứu, một việc làm bổ ích rất đáng được chân trọng
Trả lờiXóaCảm ơn cụ Công Lý.Vâng, nếu chúng ta đi tham quan (theo tua chẳng hạn) thì rất phụ thuộc chương trình người ta đặt sẵn ,chúng tôi tự đi lấy nên có điều kiện tìm hiểu các điều mình muốn biết. Về mình đến các đền, chùa hoặc di tích cổ thì hay xem các câu đối,vừa là một cách học thêm chữ Hán Nho, vừa là hiểu thêm nơi đó (câu đối thường là tóm tắt về danh nhân, sự tích đến đài... )Ở bảo tàng Nguyễn Du thì câu đối mà tôi cho là sử dụng Kinh Dịch là khó nhất nên mong tìm được người uyên thâm giảng cho là một cách học cực kỳ bổ ích.
XóaChuyến đi của hai cụ có nhiều ý nghĩa quá. Cảm ơn cụ đã kể về những di tích lịch sử và cho xem nhiều ảnh cụ chụp rất đẹp. Chúc hai cụ vui khỏe bình an hạnh phúc. Muốn tặng cụ cái ảnh cho vui mà đành chịu, cụ sửa code blog đi cho mọi người có dịp đem ảnh và vid vào com cụ nhé.
Trả lờiXóaTôi nghĩ sẽ có dịp gần tới đến nhà cụ tại khu đô thị mới (đã được xem các ảnh do 2 PV NoiLieu & Ng.Ánh đăng tải chưa lâu) và nhân dịp học tập cụ về các code thế nào để tải được ảnh vào comment. Phải có "thầy" thì mới làm nên chứ một mình mày mò mệt lắm !
XóaChuyến đi đầu năm mới về quê là cần thiết kết hợp trên nẻo đường quê thăm một số điểm di tích tôi nghĩ kể và đưa ảnh các cụ biết thêm khi có dịp ghé thăm thì rất tốt. Cảm ơn cụ LTH.
Đường về Xứ Nghệ quanh quanh
Trả lờiXóaNon xanh nước biếc như tranh họa đồ"
Bao năm sống ở Thủ đô
Về quê lại nhớ tuổi thơ, một thời.
Hai Cụ đã có chuyến đi ý nghĩa và thú vị.
Cảm ơn Cụ đã có "phóng sự" 4 kì, công phu, kể chuyện và cho xem ảnh rất đẹp.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
XóaĐường đi lối lại nay thành đẹp lên.
Tuổi thơ đã trải một miền
Bên sông bên núi triền miên chạy dài!
Qua sông phải gọi " Đò ơi "
Nay thì thông suốt nhiều nơi sẵn cầu.
Tuổi thơ, xa lắm từ lâu
Tuổi già hiện hữu,mong sao AN LÀNH.
tôi rất thích vì cụ đã đưa lên blog 2 câu đối ở nhà lưu niệm NGUYỄN DU.đặc biệt câu đối trên 2 tàu lá chuối.Đúng như cụ nói câu đối này lấy trong KINH DỊCH.Tôi cũng i tờ về KD nhưng cũng hiểu 1 phần tiền nhân muốn khuyên con cháu dòng họ:trong thời buổi xã hội nhiễu nhương nạn kiêu binh-LÊ CHIÊU THÔNG đưa quân THANH vào chiếm nước ta-QUANG TRUNG đánh tan 26 vạn quân Thanh-Gia long lên ngôi...nên các cụ khuyên:THÔI HÀNH QUÂN TỬ CÁT-QUÂN TỬ CÁT là lời hào của quẻ độn-thượng càn hạ cấn ,cấn thổ sinh càn kim ,quẻ tốt.quân tử nên tạm ẩn mình đợi đến khi nào LỢI KIẾN ĐẠI NHÂN HANH (LỜI HÀO 3,5 QUẺ THUẦN KIỀN ,quẻ tốt)thì mới xuất hiện.chính vì vậy cụ NGUYỄN DU có câu thơ" BẤT TRI TAM BÁCH DƯ NIÊN HẬU THIÊN HẠ HÀ NHÂN KHẤP TỐ NHƯ".Theo sự nghiên cứu của GS.NGND NGÔ QUỐC QUÝNH (ĐHQG HÀ NÔI)(thời đi học ở ĐH HN tôi cũng là học trò thầy QUÝNH-thày dậy vật lí)thầy có viết cuốn THỬ TÌM HIỂU TÂM SỰ NGUYỄN DU (tôi chỉ được xem giới thiệu chứ ko có quyển sách này).trong chuyện KIỀU CÓ 2 THÚY KIỀU ,2 KIM TRỌNG ,2 TỪ HẢI. mỘT THỰC và một HƯ.NHÂN VẬT HƯ: THÚY KIỀU-NGUYỄN DU,KIM TRỌNG -LÊ CHIÊU THỐNG,NGUYỄN ÁNH,TỪ HẢI -VUA QUANG TRUNG ,những câu thơ rất khó nhận ra ,nhưng GS .N.Q.QUÝNH đã tìm ra được!.cụ NGUYỄN DU chắc là đã thực hiện QUẺ ĐỘN trên câu đối của tiền nhân.Vài lời thiển cận có gì sai mong cụ bỏ quá cho!
Trả lờiXóaThêm một lần kính quý chao quelam. Vâng, kiến giải ban đầu của tôi về đôi câu đối "tàu lá chuối" có cơ sở và có nắm bắt nghĩa cơ bản,là từ Kinh Dịch; nay được giải đáp cùa cụ thì tôi tin chắc và hơn thế nữa là hiểu được ý cũng như các điều sâu xa hơn ẩn chứa trong 10 từ của đôi câu đối.( Qua sự tìm hiểu của GS Ngô Quốc Quýnh).Đối chiếu niên đại Nguyễn Du (1765 - 1820) thì trong suốt cuộc đời đại thi hào có các triều đại đổi thay,đan xen cả chống đối nhau: Vua Lê-Chúa Trịnh,từ chúa Trịnh Doanh về sau; Lê Chiêu Thống và Quang Trung (LêCT: 1787-1789;QT: 1789 - 1792); và Gia Long: 1802-1819; tính triều đại chứ không phải theo tuổi sinhra - mấtđi.
XóaGần 200 năm đã qua (NgDu mất 1820) thời đại chúng ta bây giờ vẫn có nhiều điều chúng ta trăn trở" QUÂN TỬ CÁT ?ĐẠI NHÂN HANH ? Cảm ơn chao quelam.
Hôm trước có viết một câu bình về Thắc mắc của cụ về các câu đối , nay được đọc bài này của tiến sỹ( tôi hay dị ứng vè cái đuôi KH mà VN khịa ra, xin lỗi riêng cụ ) Như Thanh tôi học thêm vài điều. Nhớ có lần nhân hội nghgij ESCAP tôi theo Đoàn vào văn miếu xem văn nghệ, tôi đi cùng 1 GS người Tàu tôi hỏi anh ta có hiểu các câu đối ở VM không anh ta bảo chỉ hiểu ít thôi.. Cho hay mới mọt hai trăm năm mà đã khó mà hiểu kiến thức và thông điệp người xưa. Gần đay thôi , những chữ hán viết ở quần thể ngọc sơn tháp bút cũng không phải ai cũng diễn giải thấu đáo được.
Trả lờiXóaVâng,vừa qua, trên một số blog, nhất là mới đây cụ Calathau có nêu lại,khá nhiều vấn đề về chữ Hán và câu đối ở các nơi thờ tự (kể cả nơi quan trọng với cả nước, cả dân tộc như Đền Hùng)viết chưa đúng,và nổi bật nhất là đông đảo người dân không hiểu nghĩa ?! không biết là viết "vẽ" những gì ? Quan chức ngành văn hoá để mắt vào những nơi đâu ? Có cả hòn đá không nhỏ yểm bùa chú sau Lăng vua Hùng ? Đã đên lúc ngành văn hoá phải cho rà soát các câu đối hoành phi tại các đền chùa và cho dịch nghĩa rõ ràng,nếu không dịch thành thơ thì dịch nghĩa cho dân chúng hiểu,nhất là các nơi sau khi làm các việc gọi là trùng tu tôn tạo...càng dễ viết "vẽ" sai các chữ.Năm ngoái tôi về Đình Làng xưa có sự trùng tu,họ tô lại các chữ Hán câu đối ở cột xây cổng Đình,may cho tôi có chụp hình trước khi xây sửa nên khi viét lại mới, đã kịp giúp viết đúng chữ đã bí cạo bỏ đi,mà lại là chữ đầu tiên cao nhất trên cột cổng xây,nếu không thì khôngbiết họ "vẽ" chữ rồng rắn gì ?
Xóa