Bài & Ảnh của Minh Đức
Ngỡ ngàng kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm
TPO - Nhà thờ đá Phát Diệm được thiết kế độc đáo, thể hiện sự sự giao hòa giữa Phật giáo với Thiên Chúa giáo và cũng là nét kết hợp văn hóa Đông – Tây đậm nét nhất.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 117mét mặt tiền, dài 243m, tại thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Đầu thế kỷ XIX Phát Diệm là vùng đất bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều đình nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đã khai phá lập ra vùng đất này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Diệm có nghĩa là “Phát sinh ra cái đẹp”.
Có thể nói, quần thể nhà thờ Phát Diệm thể hiện sự giao hòa tinh túy giữa đạo Phật và Công giáo, được thiết kế hình mái cong hệt như đình chùa nhà Phật cũng là nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Tiếp đó là tượng thánh giá ngự trên đài sen, hệt như Phật hiện ngự trên đài sen. Có thể coi đây là lối kiến trúc độc đáo nhất thếgiới.
Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo...
Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
Xem thêm ảnh:
Những chiếc chấn song đá.
Lớp chúng tôi cũng đã đến thăm nhà thờ Phát Diệm, một nhà thờ rất độc đáo!
Trả lờiXóaĐúng là nhà thờ rất độc đáo về kiến trúc; vừa công trình bằng đá gần hết,vừa có phong cách kết hợp cả Âu và Á giữa Nhà thờ Công giáo Tây với Chùa thờ Phật Á Đông. Người VN và chúng ta ở khỗng xa HN nên ít nhất có 1 lần đến là quá hay rồi.
XóaTôi cũng đã được đến tham quan nhà thờ này. Đi xem có người thuyết minh hướng dẫn đầy đủ nên rất thích. Đây là một tài sản nghệ thuật mà mình còn giữ lại gần như nguyên vẹn từ thời pháp thuộc. Nó ngang tầm với những nhà thờ của các nước mà tôi đã từng được tham quan, thật là quý. Hôm chúng tôi đến là ngày chủ nhật. Được chứng kiến cảnh giáo dân ngồi nghe giảng đạo. cả thánh đường ngồi chật ních, cả người lớn và rất nhiều trẻ con mà mọi người ngồi nghe chăm chú, nghiêm trang, không hề có một tiếng động. Tuần nào họ cũng được nghe giảng đạo như thế. Người theo đạo họ sống rất tốt, trẻ con thì ngoan ngoãn và lễ phép.
Trả lờiXóaDịp chúng tôi đến nhà thờ PD, tôi&M.Hoà cùng mấy bạn ở ĐH KTQD được đích thân Cha xứ tiếp ,nói chuyện và đưa đi thăm nhiều nơi trong khuôn viên nhà thờ; chỉ có hôm đó không phải chủ nhật nên không có buổi giảng tuy nhiên chúng tôi cũng vẫn vào Thánh đường ngồi nghỉ yên tĩnh thư thái chứ không đóng cửa. Hồi đó còn dùng máy phim nên không chụp nhiều ảnh như bây giờ ! Người theo Đạo họ có ý thức cộng đồng (theo tôn giáo) hơn người không theo một giáo lý nào cả.
Xóa