Cư
dân mạng đang truyền tay nhau một bài viết về một anh chồng đưa ra những phân
tích của mình về "lợi ích của việc sợ vợ".
Mở đầu anh chồng khẳng định:
"Ừ, vợ ta - ta sợ chứ có gì đâu mà mắc cỡ! Khối kẻ huênh hoang lên mặt
mắng nhiếc ta rằng: “Đàn ông mà răm rắp nghe lời vợ, sợ vợ một phép thế kia thì
có mà… vứt!”.
Để chứng minh cho những "lợi
ích của việc sợ vợ" của mình, anh chồng phân tích:
"Sợ vợ nên ta… tiêu xài thông minh hơn: Đến tháng, lương lãnh mang về, ta mang gửi hết cho vợ.
Vợ “phát” lại cho ít trăm dằn túi. “Hẻo” quá nên ta nào dám hào phóng cho các
cuộc vui bù khú với bạn bè. Ngày thường, ngoài cà-phê, ta phải tính toán để cắt
giảm hết các khoản linh tinh như thuốc lá, cá độ.
Mua sắm cái gì cũng đã phải bàn bạc
với vợ, nghe vợ cân nhắc tính toán thiệt hơn. Chẳng thế mà tuy lương chẳng phải
thuộc hàng “đại gia”, nhưng chỉ sau ít năm cùng vợ tiết kiệm chi tiêu, nhìn lại
vợ chồng ta đã có đầy đủ xe tay ga, tivi màn hình phẳng... Thử hỏi, nếu không
sợ vợ, có bao nhiêu xài thả cửa hết bấy nhiêu, làm gì có chuyện nhà cao cửa
rộng?
Sợ vợ nên ta… (chắc sẽ) sống thọ
hơn: Ta vừa cầm điếu thuốc, vợ đã
quắc mắt “nạt”: “Anh biết hút thuốc có hại cho sức khỏe không?”. Muốn đi nhậu
với bạn bè, vợ tiễn ra tận cổng: “Anh uống ít thôi! Xỉn về là… biết tay em!”.
Thôi thì đành nghe theo. Mấy thằng bạn bĩu môi: “Đúng là thứ sợ vợ!”.
Ấy thế mà, đến lúc khám sức khỏe
định kỳ cơ quan, trong khi khối cậu cuống cuồng lên vì gan nhiễm mỡ, mỡ trong
máu, tăng huyết áp… (toàn mấy “món” có được nhờ thuốc lá, rượu chè) thì ta
khoái chí với lời khen của bác sĩ: “Giữ sức khỏe tốt!”. Đấy, không công của vợ
thì ai vào đây?
Sợ vợ nên… con ta gần gũi ta hơn: Hết giờ làm là phải về nhà. Thay vì xem đá banh chờ đến
lúc vợ dọn cơm mời ăn như đám bạn bè “tốt phước”, ta phải lọ mọ vào bếp cùng
với vợ. Vợ nấu cơm thì ta nhặt rau. Vợ rửa chén thì ta quét nhà. Con ta “tội
nghiệp” bố nên cũng xắn tay vào giúp bố. Hai bố con vừa dọn dẹp vừa cười đùa
với nhau như hai “thằng bạn”.
Ừ, cũng nhờ chuyện này, thay vì dán
mắt vào màn hình tivi, ta được vợ “bắt” chơi với con, dò bài cho con. Bố con ta
vô tình có thời gian gần gũi nhau nhiều hơn. Chả thế mà cu cậu lúc nào cũng hớn
hở: “Bố về, bố về!”, “Yêu bố nhất trên đời!”. Riêng khoản này thôi, ta cũng ăn
đứt mấy thằng bạn rồi.
Và sợ vợ, nên ta… giúp xã hội tốt
hơn lên: Có gã đàn ông sợ vợ nào dám… bạo
hành với vợ, đánh vợ, đánh con không? Có gã đàn ông sợ vợ nào dám… lăng nhăng
bên ngoài, bồ bịch lung tung không? Cứ xem tỷ lệ bạo hành, ngoại tình, ly hôn
thì biết. Đàn ông càng sợ vợ càng… ít dám phạm vào các chuyện “động trời” này.
Chẳng phải điều đó giúp gia đình yên ấm, xã hội ổn định hơn sao? Sợ vợ, ta biết
cách chia sẻ việc nhà, để cho vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi, giải trí, học hành.
Vợ chồng con cái gần gũi nhau hơn".
Cuối cùng, anh chồng này rút ra kết luận rằng, chỉ chừng ấy lợi ích thôi cũng đủ thấm thía hết chuyện sợ vợ đã mang đến cho anh những gì. Thế nên anh tặng lại các chiến hữu mấy câu thơ được truyền miệng nhau như sau: "Dù không sinh đẻ ra ta/ Nhưng công nuôi dưỡng thật là lớn lao/ Khi ta đau ốm xanh xao/ Vợ lo chăm sóc hồng hào khỏe ngay/ Sợ ta đi trật đường ray/ Vợ liền theo dõi kéo ngay về nhà/ Khi ta tán tỉnh ba hoa/ Vợ liền “quát nạt” để mà răn đe/ Lời vợ dạy phải lắng nghe/ Mai sau “khôn lớn” mà khoe mọi người / Nói ra xin hãy chớ cười/ Vợ ta ta sợ, vợ người... còn lâu!”.
Ảnh minh hoạ :
Đôi vợ chồng này thật hạnh phúc bên nhau, nhờ có chồng sợ vợ và vợ khéo ĐIỀU KHIỂN nên có lẽ các đôi hiện đang tồn tại phải học tập. Chào thầy !
Trả lờiXóaCảm ơn chị Tuấn Nga. Bài viết "vui vui" cuối tuần; nhưng có lẽ cũng đúng thật đấy. Và như vậy là yêu quý vợ chứ không phải là SỢ VỢ .
XóaĐấy là chuyện vui mà lại là thật! Nhưng không hiểu...các quý ông nghĩ gì. Em thấy đàn ông đa phần thích vợ hiền, kém hơn mình một chút, vui chơi thỏa thích ...mà không bị rầy la, thích vợ nói yêu chứ không muốn bị cự nự, trách móc...Phải không anh?
Trả lờiXóaPhương châm của Làng ta: NHÂN VĂN, TRÍ TUỆ, HÀI HƯỚC. Tôi nghĩ phương châm đó cũng đúng trong gia đình nhất là gia đình mà các thành viên đều có học hành văn hoá khá cao. (Gia đình cổ xưa thì có thể khác vì dẫu phụ nữ có thông minh nhiều thì vẫn ít được cho học.)Theo tôi, vợ chồng vẫn cần có vui đùa thư dãn chứ không chỉ một bề "chân phương",còn phụ nữ vẫn có thể có mặt giỏi hơn có sao đâu, tất nhiên người nam, đàn ông phải có mặt mạnh của mình để xây dựng gia đình, chứ nếu thực hèn kém hơn vợ thì không đáng mặt !
XóaChúc cụ cứ sợ vợ như thế sẽ sống lâu!
Trả lờiXóaSống lâu chỉ là một khía cạnh đời sống, tôi nghĩ phải sống xứng đáng và thêm được sống lâu mới tốt. Mà xứng đáng thì vợ chồng phải hoà thuận chứ nếu "khắc kỵ" nhau thì có còn gì nữa mà nói! Nếu "mỗi người mỗi điều" thì chỉ có dỡ lều mà đi ! Lúc đó chẳng còn khái niệm sợ vợ nữa.
XóaAnh chồng này phân tích có lý : SỢ VỢ THÌ TỐT ĐỦ ĐIỀU; CÒN KHÔNG SỢ VỢ MỌI ĐIỀU NÁT TAN.
Trả lờiXóaYÊU NHAU MỚI TỐT ĐỦ ĐIỀU,
XóaGHÉT NHAU CHỈ CÓ DỠ LỀU MÀ ĐI !
SỢ HAY YÊU CÓ KHÁC CHI,
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC CÒN GÌ TỐT HƠN !.
Đàn ông thường chậm trưởng thành,
Trả lờiXóaKhi trẻ vung vãi, già:"Anh hiểu rồi",
Giá nghe vợ tuổi đôi mươi,
Cửa nhà êm ấm tiếng cười giòn tan.
Ca dao : " Chồng khôn vợ được đi hài,
XóaVợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông"
- Thế gian được vợ được chồng,
Ấy là hạnh phúc, là không gì bằng.
Tôi định sáng nay xóa bài ông lão đi, nhưng thấy có 3 comment trong đó có cả anh nên hơi tiếc. Theo anh có nên xóa không?
Trả lờiXóaKhông phải xoá đi bởi xoá thì tiếc đấy ! Vô cảm là một hiện tượng xã hội đang gây nhiều bức xúc không chỉ trong nước, ngay đất nước có Khổng-Mạnh bây giờ cũng đầy những con người dửng dưng với mọi người xung quanh. Cụ yên tâm, ta nắm được xuất xứ bức ảnh,nhưng đã có trên mạng công cộng thì mọi người có thể dùng "có ích", cảnh báo bệnh vô cảm trong nhân loại.
Xóa