Quan chức và lễ hội
27/02/2013 3:00
Cách
đây dăm năm, hầu như người ta chỉ biết đến lễ khai ấn đền Trần, nhưng nay thì
huyện Hưng Hà, Thái Bình cũng phát ấn, rồi Yên Tử, Quảng Ninh cũng đóng dấu
khai ấn, và cả đền thờ ở... Thanh Hóa cũng phát ấn nhà Trần.
Xưa kia lễ hội là việc của cộng
đồng, người dân địa phương đến chơi hội, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Nhưng nay
chính quyền nhiều địa phương muốn nâng tầm lễ hội, họ phân công cán bộ, lập ban
tổ chức rồi cố gắng mời thật nhiều quan chức, càng có vị trí cao càng tốt về dự
lễ.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, GS
Ngô Đức Thịnh cho rằng tục khai ấn của đền Trần chỉ đơn giản là một nghi lễ bắt
đầu công việc triều đình trong một năm mới. Sau này, khi nhà Trần sụp đổ, tục
này được người trong dòng họ Trần thực hiện và nó trở thành lễ hội dân gian,
chứ hoàn toàn không phải là nghi lễ vua ban phát bổng lộc, chức tước. Chính các
vị lãnh đạo chính quyền dự lễ khai ấn, xuất hiện trên truyền thông đã càng làm
cho những lời đồn về sự linh thiêng của đền loang ra.
Người ta truyền tai nhau là nơi ấy
linh thiêng thì lãnh đạo mới về. Các vị lãnh đạo chính quyền cũng có tín
ngưỡng, cũng có quyền được đi lễ, nhưng các vị nên tế nhị tránh xuất hiện với
nghi thức quốc gia, tránh lên truyền hình và đặc biệt không nên tham gia vào
nghi lễ đóng ấn và cho phép quay phim, chụp ảnh. Bởi khi đó, không chỉ là thành
tâm của vị lãnh đạo mà còn mang tính biểu tượng ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều
người. Thậm chí, quá nhiều quan chức cấp cao xuất hiện ở các nghi lễ của một
tôn giáo cũng có thể khiến người của tôn giáo khác có so sánh, nghĩ suy.
Trong khi hàng vạn người, trong đó
có hàng trăm quan chức ùn ùn đổ về xin ấn tại đền Trần, Nam Định thì cách đó
gần trăm km, tại chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng có
một lễ hội hết sức có ý nghĩa, đó là lễ Minh Thề (hay còn gọi là Minh Thệ), là
nơi quan thề không ăn hối lộ.
Theo nghi thức truyền thống, trưởng
tế chỉ lên trời, vạch vòng tròn dưới đất, đứng trước ban thờ tuyên bố dõng dạc:
“Lấy của công làm vào việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng nếu
có lòng tham lấy của công đem về làm của tư, nguyện cầu các vị thần linh đả tử!
Y như lời thề”.
Lời văn của bài thề cũng hết sức ý
nghĩa: Trên từ cụ già, dưới đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược trồng
buồng cau, trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu mọi người đều công minh chính
trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu
thần linh đả tử… Dù là người có chức có quyền ở trong làng, hoặc người dạy học
hay nông dân…trong gia quyến họ phải được rõ ràng minh bạch, phải lấy lời hay
lẽ phải mà dạy bảo con cháu làm điều tốt đẹp, tuân theo thuần phong mỹ tục của
làng đã ghi trong hương ước. Nếu chỉ dùng uy quyền gia đình mà làm những việc
tàn ác, lấy của công đem về làm của tư, nguyện cầu thần linh đả tử… Mọi người
dự lễ cùng hô vang “Y như lời thề” như thể hiện sự đồng lòng nhất trí.
Mong sao lễ hội ý nghĩa như thế ngày
càng được tổ chức quy mô, có lãnh đạo chính quyền các cấp về dự để thề trước
thần linh về sự minh bạch, sạch trong.
Thanh
Phong
Cụ ạ, tôi thấy nước ta, bây giờ, bội thực lễ hội. Nếu tình trạng này không chấn chỉnh thì mỗi năm sẽ càng nhiều nơi phát ấn-vô nghĩa!.
Trả lờiXóaKhông phải là phát ấn theo nghĩa lễ hội nữa mà là bán ấn, và cả buôn ấn nữa. Có bán (ngoài đền) với giá gấp 5 đến chục lần , mua tại nơi phát ấn là 20 nghìn (chen lấn),bán bên ngoài 100 đến 200 nghìn ! Còn có cả ấn giả ! Còn gì là lễ hội ? !
Xóaxem ảnh thấy người đi khai ấn đứng cả lên tượng thờ,đứng lên hòm công đức... phải chăng đây là LỄ HÔI KHAI CHEN-ẤN(XEM blog nguyenxuandien-TEU)
Trả lờiXóacác vị lãnh đạo cũng muốn có ấn để còn thăng quan tiến chức .chủ yếu có lễ hội KHAI ẤN vì BTC thu được nhiều tiền và có phần trong đó nên KHAI ẤN thành ra CHIA ĂN!Thật buồn cho lễ hội !
Sức mạnh (nhưng cũng hôi tanh) đồng tiền ấy mà! Lễ hội đáng lẽ thành kính và tâm linh nhưng đã trở thành nơi kinh doanh 101 thứ ! Nào xe ôm bắt bí, nào hàng quán chèo kéo, giá cắt cổ, gửi xe hét giá, ăn mày ăn xin rởm có cả sư giả, cả nạn trộm cắp và chẳng coi nơi thờ cúng là kính cẩn gì tất! Các nơi lễ hội lớn đầu năm (chùa Hương, Bái Đính,Yên Tử, Phủ Tây Hồ, Đền Trần, ... )chẳng nơi nào thanh sạch! Làm sao mà có SỚ cho ta tin theo ?
XóaThầy ơi, nhiều người lãnh đạo ra đều ta đây QUẦN CHÚNG nên hay xuất hiện khắp nơi, thầy có thấy NTN chỗ nào cũng có mặt không ? Cho nên dân đua là phải. Em thì đâu ít người em đi. Đi chùa không phải Rắm, Mùng Một. Chào thầy và em Hòa thân yêu!
Trả lờiXóaNTN "không bộ nào nhận" vậy đưa đi các nơi lễ hội là sắp xếp phải rồi đó! Việc đi lễ chùa ngày Rằm hay mồng Một tuỳ chùa và công việc cụ thể chứ không hẳn là nơi nào cũng xô bồ đâu. Có các chùa rất trang nghiêm sạch đẹp.
XóaNăm ngoái riêng Lễ Khai ấn đền Trần, địa phương này đã thu được 14 tỷ đồng ! Các quan chức ( 100% là CS vô thần) hăng hái nhất trong vụ " Hối lộ" linh hồn tổ tiên để thăng quan tiến chức. Giành được ghế rồi thì cầu xin các ngài cho giữ chặt được ghế ! Ngồi ghế càng vững, càng cao thì càng dễ bòn rút của dân mà ! Ai cố tình làm sai lạc lịch sử để vụ lợi ? Chính là các quan chức Đảng, chính quyền chứ còn ai vào đây nữa ??? Tất cả các lễ hội cổ hay tân đều đã biến tướng theo đồng tiền hết rồi !
Trả lờiXóaVâng, càng năm sau càng chen lấn càng "mua bán" bội phần hơn năm trước. Chắc là họ muốn cho câu thơ của cụ Nguyễn Du "ngựa xe như nước,áo quần như nêm" thành hiện thực ngày nay. Có điều đọc câu thơ của cụ Nguyễn dẫu tả đông đúc nườm nượp nhưng vẫn không hề có cảm giác xô đẩy,còn bây giờ thì không chỉ chen,xô mà còn dẫm đạp "dày xéo" lên nhau để giành ấn ? ! "Lịch sử" đã biến hoá vào chiếc ấn (giấy)thu về bao nhiêu là TIỀN !
Xóa