Chữ Hán-Nho – Thư pháp - Xin chữ đầu
năm
* Chữ Hán: Thế hệ tôi thời còn tuổi học trò đều có học chữ Hán, tuy không nhiều nhưng thành ra cũng có một vốn Hán –Nho nhất định. Sau này tự học thêm dần bằng nhiều cách.
Tiếng Anh, Pháp cũng có học ở một mức nào đó. Quá trình công tác cho đến nghỉ hưu là vào thời dùng Tiếng Nga. (Nếu không được đi học ở Liên Xô cũ thì tuy ở VN cũng phải có học Nga ngữ ở một mức cần thiết,có thể dùng vào chuyên môn của mình). Thành ra ngoại ngữ có học là không ít nhưng chưa giỏi, trình độ chưa cao , chưa đạt tới như mong muốn. Nghỉ hưu, cần gì thì gắng bổ túc nấy, không bao giờ cho là đủ.
- Riêng chữ Hán, trong gia đình thế hệ cha ông đều theo học Hán-Nho nên cũng có thuận lợi nhiều cho mình tìm cách học thêm dẫu khi các cụ đã ở cõi vĩnh hằng. Và ngày nay có nhiều sách xưa được in lại (chữ Hán) ,chẳng hạn ngoài các sách mở đầu cho tự học và như Tam tự kinh, tam thiên tự, ngũ thiên tự, … còn có đủ Tứ Thư, Ngũ kinh; Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ … các Tự điển,v.v…
Đến các chùa , mình xem, đọc, và có khi chụp hình, ghi chép các hoành phi , câu đối (cũng như đọc thêm ở các sách về đề tài này), dần dần vốn Hán-Nho được nâng lên khá đáng kể. Năm 2009, trong một tua đi TQ, tuy không nói được tiếng Tàu nhưng các biển hiệu, biển báo … gần như tôi đều đọc được hết , đỡ lớ ngớ rất nhiều khi tham quan du lịch.
* Thư pháp Hán: Vốn có từ xưa như các cụ trước đây viết các câu đối, hoành phi … Cao Bá Quát nổi danh văn hay chữ tốt . Có điều ngày nay thư pháp “rộng rãi” sang tiếng Việt đến mức ngoài các người thực viết thư pháp thì còn có các người khác không chắc có là viết hay “vẽ” (? !). Thư pháp với các bậc túc nho thật kính nể trân quý chữ các cụ viết ! Như xin được chữ cụ Lê Xuân Hoà trước đây (cụ Lê Xuân Hoà đã mất), hay cụ Nguyễn Bách , đâu có dễ!
Bây giờ , mỗi Tết, tại Văn Miếu Hà Nội, có các cụ đồ, ông đồ, anh đồ, và cả cô đồ viết chữ .Thú thật có một số nào đó viết chữ Việt “vẽ” đến mức khó khăn lắm mới nhận biết đó là họ muốn viết chữ gì ! Và chữ Hán , dễ bắt gặp có chữ viết sai (nhưng họ đều bảo đó là dùng thư pháp!)
Thêm nữa , họ chưa nắm được từ Hán –Nho , cùng một âm tiếng Việt viết cùng một “ chữ “ nhưng chữ Hán viết hoàn toàn khác hẳn.Chẳng hạn: NHÂN, là người viết khác với là lòng nhân ái, và cũng viết khác với nguyên nhân , khác với các chữ nhân có nghĩa khác nữa v.v...
+ Có dịp, tôi đã bắt gặp một học sinh (PTTH) xin một chữ TÀI với ý mong muốn là học tập tốt , tài năng, tiếc thay “anh đồ” lại quen viết cho các bà các chị ngân hàng thương nghiệp nên viết ra tài là tiền tài, tài chính. Chữ không sai, nghĩa không xấu; có tiền cũng tốt nhưng mà chưa đúng ý mong muốn là phấn đấu có tài năng !
* Đầu Xuân Quý Tỵ , cụ Minh Gương tâm ý chữ AN đầu năm mới rất hay, đã có nhiều chúc mừng hai cụ Nghinh Gương trên blog, chúc các cụ và gia đình AN KHANG.
Tôi có biết đầu xuân (tuy tôi không trực tiếp đến Văn Miếu) nhiều người (từ mồng Hai Tết) đã xin chữ. Thông tin là không lấy tiền viết chữ nhưng phải trả tiền giấy (giấy điều, giấy dó) và ban đầu chừng dăm chục ngàn/ 1 tờ cùng chữ , sau nghe tăng dần lên cả trăm ngàn và còn hơn nữa ! Phần lớn là các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Khang, An; và Thành, Đạt, Tài, hay Hiếu, Đức,...
* Chữ Hán: Thế hệ tôi thời còn tuổi học trò đều có học chữ Hán, tuy không nhiều nhưng thành ra cũng có một vốn Hán –Nho nhất định. Sau này tự học thêm dần bằng nhiều cách.
Tiếng Anh, Pháp cũng có học ở một mức nào đó. Quá trình công tác cho đến nghỉ hưu là vào thời dùng Tiếng Nga. (Nếu không được đi học ở Liên Xô cũ thì tuy ở VN cũng phải có học Nga ngữ ở một mức cần thiết,có thể dùng vào chuyên môn của mình). Thành ra ngoại ngữ có học là không ít nhưng chưa giỏi, trình độ chưa cao , chưa đạt tới như mong muốn. Nghỉ hưu, cần gì thì gắng bổ túc nấy, không bao giờ cho là đủ.
- Riêng chữ Hán, trong gia đình thế hệ cha ông đều theo học Hán-Nho nên cũng có thuận lợi nhiều cho mình tìm cách học thêm dẫu khi các cụ đã ở cõi vĩnh hằng. Và ngày nay có nhiều sách xưa được in lại (chữ Hán) ,chẳng hạn ngoài các sách mở đầu cho tự học và như Tam tự kinh, tam thiên tự, ngũ thiên tự, … còn có đủ Tứ Thư, Ngũ kinh; Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ … các Tự điển,v.v…
Đến các chùa , mình xem, đọc, và có khi chụp hình, ghi chép các hoành phi , câu đối (cũng như đọc thêm ở các sách về đề tài này), dần dần vốn Hán-Nho được nâng lên khá đáng kể. Năm 2009, trong một tua đi TQ, tuy không nói được tiếng Tàu nhưng các biển hiệu, biển báo … gần như tôi đều đọc được hết , đỡ lớ ngớ rất nhiều khi tham quan du lịch.
* Thư pháp Hán: Vốn có từ xưa như các cụ trước đây viết các câu đối, hoành phi … Cao Bá Quát nổi danh văn hay chữ tốt . Có điều ngày nay thư pháp “rộng rãi” sang tiếng Việt đến mức ngoài các người thực viết thư pháp thì còn có các người khác không chắc có là viết hay “vẽ” (? !). Thư pháp với các bậc túc nho thật kính nể trân quý chữ các cụ viết ! Như xin được chữ cụ Lê Xuân Hoà trước đây (cụ Lê Xuân Hoà đã mất), hay cụ Nguyễn Bách , đâu có dễ!
Bây giờ , mỗi Tết, tại Văn Miếu Hà Nội, có các cụ đồ, ông đồ, anh đồ, và cả cô đồ viết chữ .Thú thật có một số nào đó viết chữ Việt “vẽ” đến mức khó khăn lắm mới nhận biết đó là họ muốn viết chữ gì ! Và chữ Hán , dễ bắt gặp có chữ viết sai (nhưng họ đều bảo đó là dùng thư pháp!)
Thêm nữa , họ chưa nắm được từ Hán –Nho , cùng một âm tiếng Việt viết cùng một “ chữ “ nhưng chữ Hán viết hoàn toàn khác hẳn.Chẳng hạn: NHÂN, là người viết khác với là lòng nhân ái, và cũng viết khác với nguyên nhân , khác với các chữ nhân có nghĩa khác nữa v.v...
+ Có dịp, tôi đã bắt gặp một học sinh (PTTH) xin một chữ TÀI với ý mong muốn là học tập tốt , tài năng, tiếc thay “anh đồ” lại quen viết cho các bà các chị ngân hàng thương nghiệp nên viết ra tài là tiền tài, tài chính. Chữ không sai, nghĩa không xấu; có tiền cũng tốt nhưng mà chưa đúng ý mong muốn là phấn đấu có tài năng !
* Đầu Xuân Quý Tỵ , cụ Minh Gương tâm ý chữ AN đầu năm mới rất hay, đã có nhiều chúc mừng hai cụ Nghinh Gương trên blog, chúc các cụ và gia đình AN KHANG.
Tôi có biết đầu xuân (tuy tôi không trực tiếp đến Văn Miếu) nhiều người (từ mồng Hai Tết) đã xin chữ. Thông tin là không lấy tiền viết chữ nhưng phải trả tiền giấy (giấy điều, giấy dó) và ban đầu chừng dăm chục ngàn/ 1 tờ cùng chữ , sau nghe tăng dần lên cả trăm ngàn và còn hơn nữa ! Phần lớn là các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Khang, An; và Thành, Đạt, Tài, hay Hiếu, Đức,...
Nếu như có thể tổ
chức một triển lãm các chữ mọi người xin đầu xuân thì có thể nhận ra đâu là các
chữ đẹp, đúng, xứng đáng thư pháp, và tất nhiên cũng có chữ như là ... tập viết ! Tất nhiên vẫn phải chi trả tiền
giấy !
* Xin giới thiệu một số chữ Hán (kiểu chân phương hoặc thư pháp) ta hay nhắc tới (hình ảnh lấy trên mạng) có thể giúp các cụ ít biết về chữ Hán tìm hiểu khi cần “ chữ” đó.
( Vừa qua, dịp Tết, một số nơi mua đèn lồng TQ treo Tết , do không biết chữ Hán, treo các đèn TAM SA (!) mất một số ngày trưng lên đến khi có thông tin cho biết ‘âm mưu’ của láng giềng mới gỡ bỏ hoặc dán ngôi sao vàng trồng lên bịt đi hai chữ Tam Sa ! )
* Xin giới thiệu một số chữ Hán (kiểu chân phương hoặc thư pháp) ta hay nhắc tới (hình ảnh lấy trên mạng) có thể giúp các cụ ít biết về chữ Hán tìm hiểu khi cần “ chữ” đó.
( Vừa qua, dịp Tết, một số nơi mua đèn lồng TQ treo Tết , do không biết chữ Hán, treo các đèn TAM SA (!) mất một số ngày trưng lên đến khi có thông tin cho biết ‘âm mưu’ của láng giềng mới gỡ bỏ hoặc dán ngôi sao vàng trồng lên bịt đi hai chữ Tam Sa ! )
THỌ
AN
Chữ TÂM ở giữa cây MAI và cây TRÚC
ĐẠT
ĐỨC
NGHĨA
NHẪN
AN
Chữ TÂM ở giữa cây MAI và cây TRÚC
ĐẠT
ĐỨC
NGHĨA
NHẪN
KHANG
PHÚC
PHÚC - THỌ - KHANG - NINH
( Theo thứ tự đọc từ trái qua phải)
( Theo thứ tự đọc từ trái qua phải)
THÀNH CÔNG
PHÚC - LỘC - THỌ
( Đọc từ trái qua phải)
( Đọc từ trái qua phải)
LỄ
HIẾU
TRUNG ( TRUNG VỚI NƯỚC )
GIA HOÀ VẠN SỰ HƯNG
(Đọc chữ Hán ở đây từ phải sang trái)
Gia đình hòa thuận mọi việc hưng vượng
(Đọc chữ Hán ở đây từ phải sang trái)
Gia đình hòa thuận mọi việc hưng vượng
HÀNH THIỆN TÍCH ĐỨC
(Đọc chữ Hán bức này từ phải qua trái)
Làm điều THIỆN thì được ĐỨC
(Đọc chữ Hán bức này từ phải qua trái)
Làm điều THIỆN thì được ĐỨC
CÁT TƯỜNG NHƯ Ý
(Tốt lành như ý)
(Tốt lành như ý)
ĐĂNG KHOA
(Học sinh xin hai chữ thi đỗ)
(Học sinh xin hai chữ thi đỗ)
HỌC
Con người ta nếu không học
Thì mù mờ như đi đêm
(Nhân sinh bất học minh minh như dạ hành)
Con người ta nếu không học
Thì mù mờ như đi đêm
(Nhân sinh bất học minh minh như dạ hành)
Cụ biết nhiều ngoại ngữ quá đấy, cả chữ HÁN. Cám ơn cụ, cụ biết chữ Hán thì cố theo giõi xem bọn Tàu còn làm những việc bần tiện trong các lĩnh vực nào nữa?.
Trả lờiXóaTôi biết chữ Hán -Nho (cổ) vừa phải thôi cụ ạ, còn bọn Tàu nó nói viết Tiếng Trung (TQ) hiện nay có khác nhiều, muốn xem được đến nơi đến chốn lại phải học tiếng Trung ngày nay thêm nhiều e phí quá cụ ơi. Thà rằng như vậy thì học giỏi Tiếng Anh - Mỹ còn hơn. Cụ và cụ ông vừa có chuyến đi Mỹ trở về ít người VN có được, chúc mừng Hai Cụ.
Xóachào cụ! Tôi thích thư pháp ,nhưng chỉ là thư pháp viết bằng HÁN NHO thôi,tôi rất dị ứng với thư pháp viết bằng tiếng Việt.Tôi cứ tự hỏi nếu thư pháp viết bằng tiếng latin thì tại sao những nước viết bằng tiếng latin có trước chữ Việt rất lâu lại ko có món thư pháp .tôi cũng có 1 cuốn THƯ PHÁP CHỮ HÁN của cụ PHẠM HOÀNG QUÂN để đôi lúc xem tìm hiểu.Tôi có 1 cuốn lịch bloc 2013 viết các câu thơ và danh ngôn bằng thư pháp tiếng việt,nhiều lúc phải lấy kính lup để xem xem họ viết chữ gì!tôi rất thích chữ HÁN viết thảo!
Trả lờiXóaCái gọi là thư pháp Tiếng Việt mà nay có khá nhiều người viết, "vẽ" trên một số tranh, lịch ... tôi rất dị ứng, khó chịu; đôi khi tôi cho là họ "mất nết" (viết mất hết các nét qui định chữ tiếng Việt,tuỳ tiện phóng tay ...) Nhà tôi không bao giờ treo một tranh chữ nào thư pháp Việt kiểu đó cả. Thư pháp chữ Hán -Nho thì khác ,viết lên rất tài hoa ngắm không chán.
XóaNhân đây, đã ngoài mồng mười/Giêng ta rồi, xin gửi cụ vế đối dịp Tết cụ đề ra:
Xuất(chaoquelam): "Rạng Đông chào đón Bình Minh đến"
Đối(fiohantb) : " Rồng Biển vui chơi Long Hải về"
LSQL có đến mấy Rồng: Thế Long, Đỗ Long, ... và mấy Biển: Trung Hải, Hàn Hải, Đông Hải, ... Thêm nữa ở Vũng Tàu có biển Long Hải.
Xin chào hai cụ . Lâu lắm rồi tôi mới trở lai nhà,''blog''. Hai cụ ân tết to không? .Con cháu có về đầy đủ không? Ở SG chúng tôi đón tết năm nay không được xôm tụ như mọi năm trước, chưa có cuộc gặp mặt đầy đủ. có lẽ mỗi năm đến thấy mình già, yếu hơn, nên cũng kém hào hưng hơn.Blog của cụ phong phú quá, tôi bái phục cụ. Tôi thì chẳng biết gì về thư pháp cả, nên không dám múa rìu qua mắt thợ. Chỉ chúc hai cụ luôn khỏe mạnh và vui vẻ bên nhău
Trả lờiXóaTết năm nay rất "bình thường" vì nói chung mọi người đều không thấy hào hứng, háo hức với Tết,chỉ là theo lễ cổ truyền mà thôi. Cả nhà chúng tôi, gia đình các cháu cũng vậy.
XóaThêm nữa thời tiết hay bị mưa, rét nên bất tiện đi lại vui chơi, ở trong nhà nhiều hơn. Chuyện thư pháp, nhất là chữ Hán nói chung dành cho những ai có thú vui bàn về nó,không phải là đề tài rộng ra với nhiều người mà nay chỉ chuyên học tiếng Anh. Nhưng mà không ít các "bạn trẻ" (HSSV) lại có thú đi xin chữ ở Văn Miếu đấy, nên tôi có thể giúp họ ít nhiều nghĩ đến nên xin chữ gì ? Cảm ơn cụ lời chúc đầu năm mới. Chúc cụ vui khoẻ vùng cứ nhé.
http://2.bp.blogspot.com/-pHc_oiK8ujU/USSMr3m8ynI/AAAAAAAABIw/GjrgoAIf4B0/s400/Ph%C3%BAc-Th%E1%BB%8D-Khang-ninh.jpg
Trả lờiXóaXin Ông vui lòng cho biết 9 chữ Nho ở hàng thứ 2 (sau dấu triện đỏ.
Rất cảm ơn.
Kính
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHàng thứ 1 có chữ: PHÚC THỌ KHANG NINH
Trả lờiXóaHàng thứ 2 có 9 chữ...
Xin Ông vui lòng cho biết là chữ chi.
Trân trọng cảm ơn
Kính
Bính tuất Xuân Thiên Hải Thư Tự Bắc Kinh
XóaXin đa tạ hạnh nhẫn Tiên Sinh.
Trả lờiXóaĐốn thủ.
Xin cụ viết cho cháu ba chữ Liễu Trường Minh để cháu tặng bạn cháu. Đây là tên bạn cháu ạ
Trả lờiXóaMời các bác ghé đây xem chơi cho bớt phần hiu quạnh :LOL:
Trả lờiXóahttps://chuhanchonguoiviet.home.blog/