Ông Đoàn Văn Vươn bị tuyên án 5 năm tù
TPO - Hội đồng Xét xử đã áp dụng các tình
tiết có lợi để giảm nhẹ hình phạt cho 6 bị cáo. Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị tuyên
án năm năm tù.
Sau 4 ngày xét xử, chiều nay, 5/4, thẩm
phán Phạm Đức Tuyên, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án Giết người,
Chống người thi hành công vụ xảy ra tại khu vực Cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện
Tiên Lãng, Hải Phòng) tuyên án 6 bị cáo.
Theo đó, bốn bị cáo bị xét xử về tội
giết người bị tuyên án như sau: Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) 5 năm tù, Đoàn Văn Quý
(47 tuổi) 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Văn Vệ (39
tuổi) 2 năm tù giam.
Hai bị cáo bị xét xử về tội chống người
thi hành công vụ bị đề nghị mức án như sau: Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ
ông Quý) 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và Nguyễn Thị Thương
(43 tuổi, vợ ông Vươn) 15 tháng tù cho hưởng án treo, 30 tháng thử thách sau
khi thi hành án.
Các bị cáo không phải thực hiện trách
nhiệm bồi thường dân sự vì các bị hại không có yêu cầu.
Các mức án được tuyên phạt đều thấp hơn
nhiều so với khung hình phạt về tội danh Giết người, Chống người thi hành công
vụ vì Hội đồng Xét xử đã áp dụng tối đa các tình tiết có lợi, giảm nhẹ cho các
bị cáo.
Đối với người chủ mưu, tổ chức nổ mìn,
bắn súng, trực tiếp mua một khẩu súng hoa cải, hướng dẫn bị cáo Quý làm mìn...
là bị cáo Đoàn Văn Vươn, Hội đồng Xét xử ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ như
thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, từng tham gia quân đội, hậu quả giết người
chưa xảy ra...
Bị cáo Quý có nhiều tình tiết giảm nhẹ
như đầu thú, nhân thân tốt, chưa xảy ra hậu quả chết người, học vấn thấp... Bị
cáo Sịnh với vai trò giúp sức đã tham gia bàn bạc, góp tiền mua súng nhưng có
nhiều tình tiết giảm nhẹ như từng tham gia quân đội, nhân thân tốt, phạm tội chưa
đạt...
Đối với hai bị cáo bị truy tố chống
người thi hành công vụ là Báu và Thương cũng được áp dụng nhiều tình tiết giảm
nhẹ như thành khẩn khai báo, là phụ nữ nông thôn, nhận thức hạn chế, nơi cư trú
rõ ràng, có chồng bị tạm giam...
Lam
Khê
* Ghi chú thêm : Mốc thời gian xẩy ra vụ việc hình sự là sáng ngày 05 / 01 / 2012, huyện Tiên Lãng (CQ và CA) tiến hành cưỡng chế khu đầm của gia đình Anh Vươn.
Chiều 5/1/2012 , hai căn nhà của anh Vươn và anh Quý bị đốt , bị đập phá.
- Ngày 10 / 01 / 2012: Các anh Vươn, Quý, Sịnh , Vệ bị khởi tố và bị bắt. Các chị Báu, Thương bị khởi tố chống người thi hành công vụ . ( Fiohantb ghi chú thêm)
Chiều 5/1/2012 , hai căn nhà của anh Vươn và anh Quý bị đốt , bị đập phá.
- Ngày 10 / 01 / 2012: Các anh Vươn, Quý, Sịnh , Vệ bị khởi tố và bị bắt. Các chị Báu, Thương bị khởi tố chống người thi hành công vụ . ( Fiohantb ghi chú thêm)
Anh Vươn và cảnh nhà bị đập phá (ảnh trên mạng)
Cảm ơn cụ Fiohantb đã cung cấp một số thông tin sốt dẻo. Mặc dù cái mấu chốt là tội danh Giết người vẫn như cũ cho nên nhiều người vẫn trông chờ sự thay đổi cơ bản hơn.
Trả lờiXóaHọ vẫn kết tội như vậy, mặc dầu sự thật thì đã rõ ai muốn "giết" ai !
Xóa5 năm cũng không phải là ngắn ; nhưng những người Nhân Văn Giai Phẩm hồi đó tuy không tù nhưng kéo dài thì phải đến vài chục năm !
Em thấy 2 từ CÔNG LÝ ở đây hình như không tồn tại. Hai từ công lý có lẽ chỉ tồn tại với kẻ có quyền lực. Chào thầy !
Trả lờiXóaTa thấy CÔNG LÝ luôn song hành cùng với QUYỀN LỰC . Hiếm có công lý ngoài quyền lực như BAO CÔNG.
XóaĐúng là hiện nay " Công lý vẫn đang trong tay kẻ cầm quyền". Trong 1 comment trên Blog Làng, cụ Kỳ Gai có nhận xét rất chính xác. Nếu như ở các nước khác, khi tuyên án, Chủ tọa phiên tòa bao giờ cũng mở đầu bằng câu " NHÂN DANH CÔNG LÝ ..." chứ không như Tòa ở ta " NHÂN DANH NƯỚC CHXHCNVN ". Tại sao lại nhân danh 1 chính thể, chứ công phải công lý để định đoạt số phận 1 con người ???
Trả lờiXóaCụ ơi, theo tôi suy xét: Nếu nhân danh CÔNG LÝ thì phải đứng về NHÂN DÂN, nhưng ở đây "người ta" chặn đứng người dân, họ phải mượn chính thể mà như ở hiến pháp họ lại đặt chính thể dưới sự LĐ của Đ. Ai chống lại ? Một "hệ thống" mà .
Xóa