Nick Vujicic , chàng trai không chân không tay người Úc đã trở thành một tấm gương sống ý chí , nghị lực , tài năng, và cả hạnh phúc khi vượt lên tật nguyền; với các cuốn sách: "ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ KHÁT VỌNG ", "CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI HẠN ", " SỐNG CHO ĐIỀU Ý NGHĨA HƠN" (đều do Nguyễn Bích Lan - một cô gái VN không may bị tật bệnh nan y , loạn dưỡng cơ không tự đi lại được, dịch)
Nick đã đi 46 nước diễn thuyết , anh rất được ngưỡng mộ, và VN là nước thứ 47 . Chương trình 5 ngày của anh (22 --26 / 5 / 2013) tại VN đã kết thúc và anh đã đi đến nước thứ 48 là Căm Pu Chia.
Anh đến , anh đi , nhiều điều "bùng" lên, có sự phấn khích, nhưng bên cạnh cũng không ít các bình luận, cả những "ăn theo" hay cả về "tổ chức" , và nổi lên nhất là vấn đề CHĂM LO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VN như thế nào? Liệu Nick đi rồi thì vấn đề lại rơi vào chìm lặng ?
** Các điều hay, điều tốt, lẽ sống, ý nghĩa tích cực vươn lên tật nguyền cho cuộc sống tồn tại dẫn đến thành công và hạnh phúc , tấm gương của Nick là hoàn toàn ghi nhận. Tuy nhiên , cũng có các ý kiến trái chiều "bình luận" như là những gì "tồn tại " hay đáng đề cập đến sau khi Nick đã rời VN. Kể cả "vai trò nhà nước" có nên tham dự , hay cả "quản lý" chương trình như thế nào? Những điều "thuận và nghịch "này có nhiều trên các báo chí và các trang mạng.
*** Là nhà giáo nghỉ hưu,tôi chỉ xin đăng tải bài viết về nhà giáo NGUYỄN NGỌC KÝ, một nhà giáo khuyết tật VN , xứng đáng được tôn vinh không khác gì Nick Vujicic, nhưng đến nay , đã bao nhiêu năm tháng vẫn sống cuộc sống "thanh bần " ( Bài đăng lại theo VNExpress )
VNEXPRESS.NET:
Chủ nhật, 26/5/2013, 06:00 GMT+7
Vì sao thầy Ngọc Ký không nổi tiếng như
Nick Vujicic
Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng có tài diễn thuyết không kém Nick, và
theo nhận xét của tôi, thầy Ký còn có phần nhỉnh hơn về tài năng.
Quanh các ý kiến tranh luận chuyện
Nick đến Việt Nam, tôi thấy thấp thoáng có nhắc đến thầy Ký (Nguyễn Ngọc Ký) và
một số gương vượt khó trong người Việt.
Tôi là người biết thầy Ký ngoài đời
thật. Tôi thấy đây là một người thầy đúng nghĩa, một người có tri thức cao và
tinh thần vượt khó. Thầy cũng có tài diễn thuyết, tức là không kém Nick (theo
nhận xét của tôi, thầy Ký còn có phần nhỉnh hơn về tài năng), nhưng sức lan tỏa
của thầy thì không bằng Nick.
Tôi có thể biết đến thầy nhưng nhiều
người ở rất gần nhà thầy thôi, cũng không biết thầy là ai. Lâu lâu mới thấy một
mẩu báo nhỏ tí viết về thầy (mà thường là báo nội bộ về giáo dục). Như vậy, sức
lan tỏa trong cộng đồng rất ít.
Tại sao thầy Ký không nổi tiếng như
Nick? Tôi cho lý do chính là sự quan tâm của xã hội. (fiohantb tô mầu)
Chúng ta cũng thấy người tàn tật
chưa được quan tâm đúng nghĩa. Với khoản trợ cấp ít ỏi thì những người như thầy
Ký vẫn phải chật vật mưu sinh, không còn thời gian để đầu tư cho "sự nổi
tiếng".
Còn xã hội, liệu mọi người đã quan
tâm đúng mức chưa, hay chỉ dừng ở mức cảm phục hoặc tệ hơn: thương hại?
Với Nick chẳng hạn, anh có trợ cấp
lớn của chính phủ. Đi học hay đi làm đều được ưu đãi. Người chăm sóc anh còn có
tiền phụ cấp. Nhà hàng siêu thị ở nước ngoài đều có nhiều tiện nghi hỗ trợ cho
những người tàn tật.
Xã hội quan tâm đúng mức thì tôi
tin, chúng ta sẽ có những Nick chính hiệu Việt Nam thôi.
Bàn về 36 tỷ đồng chi phí đưa Nick
Vujicic sang Việt Nam? Tôi cho là quá rẻ. Với 36 tỷ, những người bất hạnh,
nghèo có thể sẽ có thêm một bữa ăn ngon, hay thậm chí một ngày ăn ngon, nhưng
sau những ngày đó là gì? Vẫn là sự thiếu quan tâm của xã hội, vẫn cố sống với
tâm trạng nặng nề.
Nick đến đem cho họ 2 thứ: niềm tin
vào cuộc sống và sự quan tâm của xã hội. Niềm tin vào cuộc sống thì ai cũng
thấy, Nick có thể thì mọi người cũng có thể. Niềm tin đó sẽ tồn tại trong họ
không chỉ 1, 2 ngày mà sẽ là động lực để họ tiến lên phía trước. Theo tôi nó có
ý nghĩa hơn 1, 2 bữa ăn rất nhiều.
Sự quan tâm của xã hội thì ai cũng
rõ, ngay những tranh cãi ở đây cũng cho thấy xã hội đã quan tâm hơn. Sức lan
tỏa của Nick đã rõ ràng có ảnh hưởng.
Người nước ngoài hay người Việt Nam
cũng được, miễn là họ góp sức cho xã hội, làm cho cuộc sống mọi người tốt đẹp
hơn thì đáng được trân trọng. Và tôi cho là Nick xứng đáng có được sự tôn trọng
của mọi người vì những đóng góp cho xã hội (đóng góp của anh cho Việt Nam sau
buổi diễn thuyết này tôi nghĩ còn hơn rất nhiều người bình thường như chúng ta
dù đang sống ở đất nước này).
Hãy suy nghĩ thoáng hơn, đừng đếm
cua trong lỗ và hãy tôn trọng những gì Nick (hay bất kỳ ai khác) làm được cho
Việt Nam, cho xã hội.
***
***
Lên 4
tuổi, Nguyễn Ngọc Ký
bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ
có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình
thường. Và ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu
tú viết bằng chân.
Ông được
mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ
trẻ trong cả nước. 1.500 buổi nói chuyện tại các THCS, THPT, THCN, cao đẳng,
đại học trong cả nước là một con số mà nhiều người thày "nằm mơ"
cũng không thấy.
Hiện ông
đã ngoài 60 tuổi, đang sống ở quận Gò Vấp, TP HCM.
*** |
+ Tại
VN: Nick kêu gọi các bạn “Hãy mơ
những giấc mơ lớn về đất nước Việt Nam. Không phải chờ đến khi kinh tế tốt lên
các bạn mới giúp nhau, mà các bạn có thể giúp nhau từ bây giờ, trong khó khăn.”
*****
Cuộc tình Nguyễn Ngọc Ký với hai vợ là chị em ruột
Theo Người Đưa tin – Cơ quan của Hội Luật gia VN
27.12.2012 | 23:55
Cuộc tình đẫm lệ của Nguyễn Ngọc Ký với hai người vợ là hai chị em gái ruột không chỉ người dân nơi ông ở là phường 12, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh biết đến, mà chuyện tình như cổ tích này còn lan đi khắp nơi.
Tác giả "Tôi đi học" nổi danh cách đây gần nửa thế kỉ bởi cuộc đời ông là một thiên tiểu thuyết về nghị lực và ý chí vượt lên chính mình. Người ta gọi ông là “nhà văn đạp chân” vì ông viết sách, sáng tác thơ đều dùng hai bàn chân. Tấm gương của Nguyễn Ngọc Ký phản chiếu sâu rộng trong mọi tầng lớp đặc biệt là giới học sinh, sinh viên.Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu nhưng thầy Nguyễn Ngọc Ký không ngừng viết nhật ký về đời mình
Cổ tích một chuyện tình
Chuẩn bị rời trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Ngọc Ký được gặp nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong buổi gặp gỡ ấy, nguyên Thủ tướng đã hỏi Ký chuyện vợ con của cậu đến đâu rồi? Ký chợt bối rối về câu hỏi của bác Đồng rồi e thẹn trả lời: "Dạ thưa bác, cháu không dám nghĩ đến chuyện vợ con vì cháu biết sức khỏe của mình không được bình thường như những người khác. Bây giờ cháu chỉ lo có một công việc ổn định làm phụ giúp bố mẹ.
Bấy giờ bác Đồng liền bác bỏ ý nghĩ đó của Ký và khuyên Ký đừng nên tự ty, mặc cảm với bản thân mình. Ký đã vượt qua được mặc cảm bản thân để vươn lên thành người có ích cho xã hội thì không có lý gì cậu lại bỏ dở hạnh phúc của mình. Sau lần gặp ấy, Ký như được tiếp thêm sức mạnh, trong đầu Ký bắt đầu mơ về một hạnh phúc nhỏ nhoi phía trước.
Trong những ngày ngắn ngủi về nhà chờ đợi phân công công việc, một buổi sáng mùa thu xanh mát, ông anh kết nghĩa Đặng Yên Chi dẫn theo một cô em gái vợ Bùi Thị Nhiễu xuống nhà Ký chơi. Vừa gặp nhau lần đầu tiên, hai ánh mắt như có hồn cứ ánh lên những tia sét ái tình. Cuộc gặp gỡ chóng vánh chưa nói được gì đã phải chia tay, đến khi tiễn anh Chi và Nhiễu về rồi, Ký cứ thấy bâng khuâng vương vấn.
"Trông cô này cũng được, khuân mặt đầy đặn, phúc hậu lại có vẻ nhanh nhẹn. Thật ra, trước khi rung động cô Nhiễu, thời còn là sinh viên văn khoa, Ký có trải qua một vài mối tình nho nhỏ. Hồi đó, cứ thấy thích nhau thì người ta cho đó là tình yêu chứ thật ra chẳng có gì cả, thậm chí một cái nắm tay còn không dám", Nguyễn Ngọc Ký chia sẻ.
Sau này ông kể lại, trong thời gian ông về nhà chờ việc, mở cuốn lưu bút lúc chia tay ra đọc thì vô tình bắt gặp những dòng nhật ký yêu thương của Hạnh Nhu (bạn học cùng lớp với Ký) viết lên những dòng tâm sự thật ngậm ngùi. Hạnh Nhu bày tỏ rằng, cô ta rất trân trọng Ký và đã thương thầm từ lâu lắm rồi, cô muốn sống trọn đời để chăm sóc cho Ký nhưng rất tiếc là Ký không nhận ra điều đó.
Lại quay về chuyện cô Nhiễu. Sau những tia sét ái tình mãnh liệt xuất phát từ hai phía, họ chia tay nhau và hẹn ngày tái ngộ. Đúng nửa tháng sau, cô Nhiễu một mình đạp xe vượt 30 cây số xuống thăm Ký. Cả nhà đều đi làm vắng, Ký rủ Nhiễu đi dạo qua nhà anh em chơi. Suốt đoạn đường ngược chiều gió heo may êm mát, lần đầu tiên Ký ngồi sau xe của một người con gái và thực sự thấy hồi hộp, vui vui, ngường ngượng.
Ký hỏi Nhiễu: "Em có sợ người ta trêu khi đèo anh không?". Nhiễu tếu táo: "Thế anh có sợ người ta trêu khi bị em đèo không? Chắc em hiểu chỉ có trai đèo gái thôi chứ chẳng khi nào gái đèo trai", Ký nói. Cô Nhiễu trấn an: "Sao anh phong kiến thế, nếu nghĩ vậy em đã chẳng một mình xuống đây". Rồi cả hai cùng cười, vòng xe bon bon dọc triền đê của vùng quê Hải Hậu, Nam Định, xa xa mấy cánh chim trời vẫn đang bay mải miết.
Mải mê nói chuyện quá, đến khi định về thì trời nhá nhem tối, nghĩ cảnh đường xa, thân gái dặm trường, Ký năn nỉ Nhiễu ở lại. Đêm hôm ấy, trăng thanh, gió mát, cảnh khuya tĩnh mịch, câu chuyện của hai người đang yêu chốc chốc lại chùng xuống, sôi lên. Nhiễu kể, cô có người bạn trai đang học bên Trung Quốc, tốt bụng lắm nhưng hai người vẫn chỉ là bạn thôi.
Lúc này, Ký mới hỏi Nhiễu: "Nhiễu có sợ rằng nếu kết thân với anh cả đời sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi. Rồi có những người dèm pha, nói em là dại dột đi làm bạn với người không còn tay thì em nghĩ sao?". Cắt ngang dòng suy nghĩ của Ký, Nhiễu quả quyết: "Em không sợ gì hết, đã yêu nhau thì chỉ cần con tim và khối óc. Theo em, để vượt qua sóng gió, cái chính là nghị lực và ý chí đâu phải chỉ ở cái chân, cái tay. Khối người lành lặn mà vừa gặp vũng nước đã chùn bước". Ký thấy hạnh phúc vô bờ, thế là từ đây, Ký đã thật sự chọn cho mình một người bạn đời đích thực. Một nụ hôn đầu, một vòng tay âu yếm từ Nhiễu, một vòng chân ngường ngượng, run run, cả hai lặng đi trong phút giây hạnh phúc đầu tiên.
Trao duyên cho em
Vượt qua mọi rào cản, cuối cùng Nguyễn Ngọc Ký đã có vợ ở tuổi 23. Hai người sống với nhau thật hạnh phúc. Ba đứa con, hai gái một trai chào đời trong niềm vui khôn xiết. Khó khăn, gian khổ không làm Ký nao núng bởi trên đời này còn điều gì gian khó mà Ký chưa vượt qua đâu. Hai vợ chồng đều làm nghề giáo, những khi vợ bận con nhỏ không lên lớp ông lại đứng giảng thay vợ.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký cùng người vợ hiện tại
Năm 1994, trong khi đang công tác ở miền Nam thì bà Nhiễu bị tai biến mạch máu não phải nhập viện. Từ Nam, ông bỏ hết công việc ra Hà Nội chăm vợ. Hai tháng trời ròng rã ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh tình không thuyên giảm, ông tiếp tục đưa vợ vào TP. HCM chữa trị. Sau 7 năm gồng mình chống trả với những di chứng của bệnh bại não, mặc dù được chồng con hết mực chăm sóc, chạy chữa nhưng rồi năm 2000, bà Nhiễu rời bỏ ông và các con.
Trước khi khuất núi, lời thỉnh cầu cuối cùng và tâm huyết nhất của bà Nhiễu là nhờ người em gái ruột là bà Vũ Thị Đậu thay mình chăm sóc chồng. Bà Đậu đã có gia đình và hai con riêng nhưng chồng cũng đã mất cách đây 10 năm. Mặc dù thương mẹ, thương bố không có người chăm nom khi về già nhưng các con của ông Ký và con bà Đậu một mực phản đối. Con ông Ký thì khuyên cha, bây giờ già rồi đừng bước thêm nữa hãy dành thời gian và tình cảm cho các con đi. Dù khó khăn bao nhiêu, các con sẽ nuôi và chăm sóc được cho bố. Còn con bà Đậu thì đưa ra lý do, nếu có ý định lấy chồng nữa thì bà Đậu đã bước lâu rồi không phải chờ đến bây giờ mới lấy đâu. Cả hai gia đình phản đối, khuyên can, bà Đậu chỉ biết lặng lẽ, thương chị lắm, lời trăn trối của chị luôn dằn vặt lương tâm bà Đậu nhưng giờ con phản đối thì biết làm sao.
Ông Ký đưa ra lý lẽ để thuyết phục con mình: "Bố đã già rồi, mẹ các con mất bố phải đi thêm bước nữa cũng vì các con thôi. Các con ai cũng có một công việc phải làm đâu phải cứ ở nhà trông nom bố được. Bố lấy dì của các con vì hơn ai hết, bà ấy hiểu được gia đình mình, cảm thông và có thể chăm sóc cho bố giống như mẹ các con hơn 30 năm qua đã ở bên bố".
Cũng trong thời gian đó, ông Ký bị bệnh gút khiến không thể đi lại được. Vậy là 3 người con phải bỏ việc, ở nhà thay nhau chăm sóc ông. Bệnh tình kéo dài, công việc ở cơ quan thì nhiều, đến lúc không thể tiếp tục được nữa, các con ông họp lại và quyết định điện cho dì Đậu vào chăm sóc hộ. Thế rồi một đám cưới nho nhỏ, bình lặng diễn ra cho họ tiếp tục một chặng đường mới. Bây giờ, hễ ông đi đâu là bà đều có mặt. Trong những buổi nói chuyện hay các cuộc giao lưu, người ta thường nhìn thấy bóng dáng một người phụ nữ phía sau Nguyễn Ngọc Ký khi cần sẽ cài lại cho ông cái nút áo bị tuột, ôm cho ông bó hoa và theo ông đi khắp các ngả đường đến khi nào đôi chân của Nguyễn Ngọc Ký dừng bước.
Hoa Nguyên
Em cũng đồng quan điểm như anh ,chúng ta khong nên nhì vào số tiền bỏ ra rồi so sánh này nọ,hãy nhìn vào những gì mà qua những buổi nói chuyện của Nick mang lại cho chính những người khuyết tật Vn, và ngay cả những ngươi lành lặn trong xã hội,cho cả những người lãnh đạo ở các lĩnh vực liên quan.Chuyện của thày Ký em cũng đã biết, theo em sở dĩ Nick được như vậy vì anh ấy sinh ra ở một xã hội tân tiến,có điều kiện hơn hẳn ta, tất nhiên không loại trừ yếu tố bản thân.
Trả lờiXóaĐúng là ở thày giáo Nguyễn Ngọc Ký yếu tố "tình người" có khi còn "nhỉnh" hơn ở Nick .Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận ở Nick cũng có những tố chất "nhỉnh" hơn thày giáo Ký . So sánh là không nên, bởi sự thành đạt của con người không thể không tính đến yêu tố may mắn . Nick đã may mắn sinh ra trong một xã hội như thế và anh đã tỏa sáng ! Nghe chuyện Nguyễn Ngọc Ký càng ngậm ngùi thương anh .
Trả lờiXóaCảm ơn các ý trao đổi của Lưu Hồng Đoan và cụ Calathau. Tôi nghĩ mặt được nhất là mặt tích cực, là sự vươn lên của con người, là lòng nhân ái, là các tấm gương đích thực cho cúng ta soi. Phần tranh luận và sự khác biệt , các điều còn lại tất yếu có xẩy ra,không lạ. Cho nên ta còn nghĩ đến Hậu Nick thế nào cho tốt, thêm kết quả hay,và tìm đến nhiều các hình ảnh con người VN cũng ý chí, nghị lực vượt lên tật nguyền như thầy giáo Ký, như dịch giả Ng. Bích Lan ... ). Tôi nghĩ sự kiện Nick đến VN cuối tháng 5 / 2013 là điều tốt , là một dịp thức tỉnh và đẩy cao hơn việc xã hội ta ý thức quan tâm và tạo đ/k thêm cho người khuyết tật nước ta như thế nào?
Trả lờiXóa