Việt - Trung: 'Những điều không thể không
nói'
Làm cho nhân dân hai
nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết,
thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ
thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người
to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu
úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn
khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai
nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết,
thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về
lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan
hệ ấy.
Trong tinh thần đó,
chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không
thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của
Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và
sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng
Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung
Quốc) - "Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng
Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại
học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại
giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung
tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An,
Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới
trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam
Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong
số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu,
các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết
trong quan hệ Việt - Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các
nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác,
ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài
viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do
quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội
dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người
viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong
khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để
các vấn đề mà "Những điều không thể không nói ra" đã đề cập.
Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
* *
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này"trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị". Tác giả của "Diễn biến quan hệ Việt - Trung trước năm 1949"chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì "phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra".
Cần phải nói rõ những
điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc
phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt
Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý
(Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ binh
lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh "Giao Châu" (nước Việt) nên
đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi
cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.
Hai, có lẽ chỉ dựa vào
chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của "Những
điều không thể không nói ra" không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt
Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì "chính sử" luôn tìm cách mô
tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập lại ngôi vương chính danh
được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa nhận (nhưng là những phế để, phế
triều đã bị sóng triều lịch sử Việt Nam gom về bến rác).
Sự thực như thế nào?
Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" của nhà
Minh đầu thế kỷ XV. "Phù Trần diệt Hồ" ở chỗ nào khi diệt xong cha
con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng:
"Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày
trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ" (theo "Minh
sử").
Nhưng có một thực tế
là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều
đại được lịch sử gọi là "kỷ Hậu Trần" thì người Minh lại gọi là
"giặc" và phái binh đàn áp! Một thời kỳ "Bắc thuộc mới" kéo
dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị
thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi
"chim chả, ngà voi" tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở.
Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi -
Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được "cuộc phù Trần" về bên kia biên
giới.
Làm sao có thể nói
trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, "giới
thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc
nội bộ của Việt Nam" được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết
hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ "tông phiên" thì các triều đình
phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi
cung phụng, cống nạp - nhất là những sản vật quý hiếm - cũng trở thành gánh
nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là "không
đáng kể", "tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp
hơn đồ "hồi tặng" (từ phía triều đình Trung Quốc)" được.
Năm 1950, khi đích
thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp
Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí
phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng
ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân
Pháp" (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương
Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai
trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến
thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ
thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh.
Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo
khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh... xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần
phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và
Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất
là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt,
nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa - văn minh Trung
Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân
dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có
chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm
về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận"khoác
lác", "hư cấu"? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó
có mục đích "đưa vào nội dung giáo dục quốc dân" để làm băng
hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2.
Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên
tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng
Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to
lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến - có
lúc lên đến hơn nửa triệu - nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới
đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía
Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực
cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt
Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và
đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân
nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các
cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa
phòng không, không quân ...), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên
mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc
cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam
trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo
Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu
cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục
giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền
Bắc.
Trung Quốc cũng đề
nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà
lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó
khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân
Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do
suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ
hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị
trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các
tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ
phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt - Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân
Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì
nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc
phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công
trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng
cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc
Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong
đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía
Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở
Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc,
tu tạo.
3. Phía Trung Quốc
từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải
phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là
xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt
Nam ấy đều được mô tả là để "đánh trả", "trừng phạt"
cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là
"anh em" vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu
"các nước anh em" thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề
cập đến ở đây bản chất các cuộc "đánh trả" và "trừng
phạt" ấy - xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết - mà chỉ xin trao
đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong "Những điều
không thể không nói ra".
Thứ nhất, phải khẳng
định rằng, trừ cuộc "tiến quân" trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi
viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất
cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là Tây
Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm
cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh);
1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa - Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do
Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn
sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là
"sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam"? Mưu kế chiến
tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác
gia quân sự đông tây phải ngả mũ, "Nguyên cớ ư ? Ở ta!"
Thêm nữa, sau năm
1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non
sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế
Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo
mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh
nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một
đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó
mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể
bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa
nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể
có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ
ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được
phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói
rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và
Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt
Nam đã "hoàn toàn thay đổi lập trường" về vấn đề này. Câu
chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12
hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự
ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính
tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn,
Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm
Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng
hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự
xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp
đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước
Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng
và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ
và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết
lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: "Giúp bạn là giúp mình", hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình
nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào
và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang
Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh
kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các
lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên
đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập
đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng
đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia
độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là
trong bài "Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các
nước Đông Nam Á", tác giả gợi lại vấn đề không có thực là "lãnh
thổ K.K.K" và "một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt
Nam". Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012
vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu
bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là
"phong trào K.K.K"? Sự trung thực cộng sản - nếu có thể gọi như vậy -
là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự
thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên
tuổi trong ngành như "Thế giới tri thức" lại ở trong trường
hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung
Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài "Quan hệ Việt - Trung từ năm 1949 đến
nay", tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu
vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của
quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn
được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với
những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn,
trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu
có cần phải đánh thức "sự thật lịch sử"?
Cuối cùng, về câu
chuyện hoang đường "Việt Nam bắt nạt Trung Quốc", "Việt
Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước
không lùi", để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng
1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn
toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin
trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn
sàng khép chặt biên giới Campuchia - Thái Lan trong "tích tắc", thì
lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy
thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên
gia cố vấn quân sự và dân sự "người nước ngoài" bị kẹt lại hoặc bị
bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là
tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc,
các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới.
Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một
chiến dịch - chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa
lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển
khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây
thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ
khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn
nhận, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần
phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không
có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là "những
điều không thể không nói ra", không thể không làm rõ vậy thôi.
TS Vũ Cao Phan
----
Chú thích: Những chữ
để nghiêng trong bài này là trích từ "Những điều không thể không nói
ra" hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).
Đáng là vị lãnh đạo hội hữu nghị Việt-Trung. Đây là bài thứ hai của anh Cao Phan sau bài trả lời trực tuyến trên truyền hình Hongkông từng đựoc nhiều người tán thưởng làm sao cho ngưòi dân tàu đọc đựoc những bài thế này để mà sáng ra điều phải quấy đang bị chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đại hán làm cho u mê.
Trả lờiXóaBài viết của anh Vũ Cao Phan luôn rõ và chắc, đọc rất thích. Có các bài khác cũng hay nhưng nó chưa đanh gọn như bài của anh Phan. Thêm nữa bài của anh Phan đọc cũng không bị khô khan vì "quá lý luận" như ở một số bài khác. Cảm ơn cụ Han nguyennguyen.
Trả lờiXóa