31 tháng 7, 2015

Từ Man City tới Hồ Thiên Nga: Bỏ cả triệu USD học làm sang?



Từ Man City tới Hồ Thiên Nga: Bỏ cả triệu USD học làm sang?
VTC
Giá vé xem các sự kiện được cho là đẳng cấp cứ tăng vùn vụt trong khi giá trị thực tế cho xã hội Việt Nam lại chẳng được bao nhiêu.
Năm ngoái, theo một con số không chính thức, để Richard Clayderman đến biểu diễn ở Việt Nam, Ban tổ chức (BTC) phải chi không dưới 1 triệu USD. Mới đây, CLB từ nước Anh Manchester City vừa thắng tuyển Việt Nam 8-1 bỏ túi khoản tiền gần 2 triệu USD. Sắp tới, khán giả sẽ được đắm chìm trong không gian âm nhạc của “Hồ Thiên Nga” mà chi phí đưa vở ballet này sang Việt Nam là hàng triệu USD - như tiết lộ của nhà tổ chức.

 Đối tác Man City xem xét sân Mỹ Đình (Ảnh: Quang Minh)
Khán giả, người hâm mộ Việt Nam đang được thưởng thức “cao lương mĩ vị” trong cả thể thao lẫn nghệ thuật, hay đơn giản, chúng ta đang bỏ ra cả chục tỉ đồng chỉ để chạy theo giấc mơ “trưởng giả” bằng những sự kiện hào nhoáng, sang trọng?
“Cuốn theo chiều… vé”
Cho đến nay, đêm diễn của Richard Clayderman vẫn lập kỷ lục về giá vé với mức cao nhất là 6 triệu đồng/vé VIP. Manchester City đến Việt Nam cũng mới lập kỷ lục về giá vé trong một sự kiện thể thao: Mức cao nhất 1,8 triệu/vé và sự kiện “Hồ Thiên Nga” sắp tới, giá vé cũng ở mức rất cao: Thấp nhất 600.000 đồng và cao nhất là 4,5 triệu đồng/vé.
Việc các nhà tổ chức những sự kiện văn hóa - thể thao đẩy giá vé lên rất cao, tương đương 1 tháng thu nhập của người dân, không hẳn là nhằm bù đắp chi phí bỏ ra mà giá tiền ấy được gắn với hai chữ “đẳng cấp” của sự kiện. Giá vé càng cao, nhà tổ chức càng chứng minh mình đang bán “hàng hiệu” với phân khúc khách hàng rất hẹp: Đó là những người có tiền, thậm chí rất nhiều tiền.
Ở khía cạnh khác, cuộc chạy đua về vé còn là cuộc đua ngầm giữa các thương hiệu bảo trợ, tài trợ. Nghĩa là, anh “sang trọng” thì tôi cũng “đẳng cấp” không kém.

Cầu thủ Việt Nam vào bóng kiểu triệt hạ (Ảnh: Phạm Thành)
Đứng đằng sau chuyến đi của Richard Clayderman là VPBank và đối tác này gần như “vét” những tấm vé giá trị nhất để tri ân khách hàng của mình. Đây là một phần nằm trong chiến dịch marketing, đánh bóng thương hiệu. SHB (Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) cũng gom tới 1 vạn loại vé “xịn” cho khách hàng của mình. Và ballet “Hồ Thiên Nga”, các nhà tổ chức cũng đã quyết định giữ lại khoảng hơn 2/3 số vé cho những nhà bảo trợ, trong đó có hai ông lớn là Mobifone và Viettinbank. Theo con số mới nhất từ BTC, số vé bán ra thị trường là khoảng 1.000 vé.
Bỏ tiền học làm sang?
Nhà tổ chức “Hồ Thiên Nga” cho biết: “Để đưa “Hồ Thiên Nga” sang trình diễn tại Hà Nội, Cty AAA mất khoảng 2 năm tìm kiếm cơ hội. Ngoài thù lao, thì chuyện vận chuyển và ăn ở tiêu chuẩn 4 - 5 sao cho gần trăm con người, vận chuyển hàng tấn thiết bị…, kinh phí là hàng triệu USD”.
Rõ ràng đây là món ăn cao cấp và tốn kém. Nhưng việc thưởng thức nó thế nào, lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
© VTC News Từ Man City tới Hồ Thiên Nga: Bỏ cả triệu USD học làm sang?
Mấy người hiểu được Hồ Thiên Nga?
Tại sao người ta chấp nhận bỏ ra một chi phí rất lớn để mang về Việt Nam những sản phẩm văn hóa cao so với mặt bằng văn hóa và dân trí chung? Nói cách khác, những nhà tổ chức, tài trợ cố gắng đưa về những món ăn siêu ngon cho khách hàng của mình - là những lớp người được cho là thành đạt trong xã hội - nhưng liệu có “đo” được giá trị tinh thần mà lớp người này theo đuổi?
Sau đêm diễn của Richard Clayderman năm ngoái, không ít khán giả nhiều tiền đưa ra lời chê bai “Uống trà đá nhưng phải mua với giá rượu ngoại”. Còn với vở “Hồ Thiên Nga” sắp tới, ai đảm bảo được trong số hơn 3.000 khán giả đến xem, bao nhiêu người có kiến thức về ballet, về nhạc kịch để hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật cao cấp vở diễn này mang lại?
Đối với các nhà tổ chức, có lẽ việc khán giả có “cảm” được giá trị nghệ thuật hay không, không quan trọng. Đôi khi chỉ cần khách hàng hài lòng, đến xem và chụp ảnh “tự sướng” đăng facebook khoe rằng đã xem một vở nhạc kịch nổi tiếng toàn thế giới (dù chẳng hiểu gì) đã là thành công.
Những nhà tài trợ chỉ nhăm nhăm đánh bóng thương hiệu của mình trong một sự kiện có tính nhất thời mà bỏ qua giá trị lan tỏa của nó, cái được với xã hội, với công chúng - không nhiều. Sự chênh lệnh giữa trình độ và phông văn hóa được thể hiện rõ nhất chính là câu chuyện Manchester City sang Việt Nam biểu diễn và biến ĐTQG thành “diễn viên quần chúng”.
Ở cả hai lĩnh vực này, chúng ta vẫn đang bỏ tiền “học làm sang”...
Nguồn: Lao động


30 tháng 7, 2015

‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’

‘Tấu bài hát Trung Quốc là việc bậy bạ’

Nhiều ủy viên Bộ Chính trị có mặt tại sự kiện ngày 27/07 ở Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Thiếu tướng quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói việc mở nhạc Trung Quốc trong buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu là việc “bậy bạ và bố láo”.
Trả lời BBC tiếng Việt ngày 30/07, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) mô tả điều ông gọi là "Tôi đã phản ánh cho lãnh đạo chuyện này."
“Tôi có xem chương trình đó và tôi thấy việc làm này là bậy bạ.
“Tôi đã gọi điện thoại để phản ánh cho Chủ tịch Trương Tấn Sang là cái việc ông Trương Tấn sang vừa phát biểu thì lại tấu cái bài của Trung Quốc là thế nào. Ai là chủ đạo cái chuyện tấu cái bài đó? “Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.
“Nhưng bây giờ tôi chưa biết ở trên trả lời thế nào,” Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh nói.
Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Một bài hát được xem là “ quốc ca thứ hai” của Trung Quốc dường như đã được mở trước và sau khi Chủ tịch Sang phát biểu tại Bộ Quốc phòng vào hôm 27/07 trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.Chương trình nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp trên VTV nhân ngày Thương binh Liệt sĩ và hiện chưa rõ là VTV hay Bộ Quốc phòng là đơn vị tổ chức.
Chương trình được quan tâm nhiều một phần do sự có mặt Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, người xuất hiện trở lại sau thời gian chữa bệnh tại Pháp nhiều tuần.
Tuy vậy, sau khi phát sóng, chương trình gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội vì khúc nhạc được phát bị cho là có giai điệu rất gần với bài “Ca ngợi Tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc.

'Nhầm lẫn'

Chương trình được dư luận quan tâm một phần do sự có mặt của Đại tướng Phùng Quang Thanh
Nhà báo Vincent Ni của BBC Tiếng Trung nói với BBC tiếng Việt rằng ca khúc này ra đời đầu thập niên 1950, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền.
“Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh tháng Chín 1951, yêu cầu nhân dân Trung Quốc học bài hát. Đã từng có lúc đây được xem là quốc ca thứ hai của Trung Quốc.
“Cho tới thập niên 1990, nhiều người vẫn còn biết ca khúc này, và cha mẹ tôi hay hát khi họ trưởng thành.
“Khi tôi lớn lên ở Thượng Hải, tôi cũng được dạy hát. Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng bài này, vì thế nhiều người biết lắm.
Mỗi sáng, nhạc hiệu của đài phát thanh dùng bài này, vì thế nhiều người biết lắm.
Một vài người đã ở tuổi nghỉ hưu ở trong nước mà BBC tiếng Việt hỏi chuyện nói rằng bài hát này có cả lời bằng tiếng Việt.
Họ nói vào những thập niên "Anh Em Xã hội Chủ Nghĩa" thì việc hát những bài ca ngợi tổ quốc với nhạc Trung Quốc hay Liên Xô là chuyện mà họ gọi là "bình thường".
Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, được Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời nói rằng “nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.
“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí.
“Cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý," bà Hà Kim Chi nói thêm.
Trên trang web của Đài truyền hình Việt Nam người ta thấy chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ dường như đã được biên tập lại và không còn nhạc bài hát nói trên.
Tuy nhiên bài trên báo Tuổi Trẻ đã đưa vẫn còn nguyên đoạn nhạc này trong video.
Trên trang Facebook của BBC có nhiều bình luận về chủ đề này.
Một người viết: “Đoạn nhạc được sắp đặt rất quy củ có trình tự không thể nói là nhầm được . Trách nhiệm ai chịu đây hay là rút kinh nghiêm là xong ?”
Trong khi đó một người khác viết: “Dù nhầm lẫn hay cố ý thì cũng đáng tiếc vô cùng. Rất phản cảm trong giai đoạn có những sự kiện biến cố Biển Đông.”

"Ca Ngợi Tổ Quốc" -歌唱祖國 của Trung Quốc được VTV1 sử dụng ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27.07.2015


29 tháng 7, 2015

Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

Theo:
VOA
Khánh An
28-07-2015
Ở phút thứ 4'16" đến 4'30" khúc nhạc được vang lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục phát biểu trong chương trình 'Khát vọng đoàn tụ' tối 27/7 tại Hà Nội
Ở phút thứ 4’16” đến 4’30” khúc nhạc được vang lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục phát biểu trong chương trình ‘Khát vọng đoàn tụ’ tối 27/7 tại Hà Nội
Hôm 27/7, trong một chương trình nghệ thuật quy tụ các quan chức đứng đầu nhà nước Việt Nam có tên “Khát vọng đoàn tụ”, diễn ra tại Bộ Quốc Phòng, được trực tiếp truyền hình trong nước như một cách giới thiệu sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau một thời gian vắng bóng, ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên. Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được nhiều người xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Khánh An của đài VOA phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc, cũng là người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này.
“Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.
Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam…và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được phát song trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối ngày 27/7. Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.
Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.
Người đầu tiên được cho là đã phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông Thành cho biết nguyên nhân ông phát hiện ra vụ việc này.

VOA: Khi ông nghe đoạn nhạc, sau một thời gian ông được người Trung Quốc đùm bọc và lớn lên thì ông cũng có cảm tình sâu nặng...
Cựu chiến binh Phan Tất Thành trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.Cựu chiến binh Phan Tất Thành trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Ông Phan Tất Thành: Không. Tôi biết. Tôi cắt lời bạn chỗ này. Với nhân dân Trung Quốc, tôi rất gắn bó, tôi rất yêu thương họ. Tôi cảm nhận được tình cảm của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng tôi. Nhưng tư tưởng thâm căn cố đề đại Hán của nhà nước Trung Quốc, của những người cầm quyền Trung Quốc, từ đời vua chúa Trung Quốc cho đến những người lãnh đạo của các chính quyền tiếp theo cho tới bây giờ, tới Tập Cận Bình, trong đầu họ vẫn có màu sắc lúc nào cũng lăm le xâm chiếm bờ cõi Việt Nam. Đó là điều mà tôi không chấp nhận. Tôi tự nhiên trở thành được nhiều bạn “quan tâm” chỉ vì tôi sôi sục có một điều thôi là đất nước này là của chúng tôi, không một thế lực nào có thể xâm phạm đến đây được hết. Có thể suy nghĩ của tôi đụng chạm đến suy nghĩ khác của những người khác, nhưng bất luận thế nào, tôi đã chiến đấu rất nhiều năm để “giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc” theo cách nói thông thường bây giờ. Tôi đã ra chiến chường, tôi đã bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Bây giờ nếu xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẵn sàng.
VOA: Ông là người nắm khá rõ về tình hình cả Trung Quốc và Việt Nam, ông nhận định thế nào về những sự việc xảy ra giống như hiện nay ông vừa phát hiện là việc sử dụng một bài hát Trung Quốc cho một sự kiện trong đó có nhiều quan chức lớn?
Ông Phan Tất Thành: Thật ra những cái lỗi của đài truyền hình, lỗi này khác với những cái lỗi như khi người ta bàn cãi về chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi hay nhầm lẫn tên tác giả này sang tác giả kia, những lỗi mà đài truyền hình đã bị phạt tiền nhiều lần lắm rồi. Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi.
VOA: Về chuyện này, cũng như những “sự cố” trong các sách giáo khoa chẳng hạn, cũng liên quan đến Trung Quốc. Có khá là nhiều sự việc “nhầm lẫn” mà là những nhầm lẫn tai hại, ông nghĩ thế nào, đây là nhầm lẫn cố ý hay vô tình, hay có điều gì đó phía sau hậu trường hay không?
Ông Phan Tất Thành: Chỗ này thực ra có hai cách nhìn, cũng có thể nói rằng chỉ vì một nền giáo dục rất sa sút. Nền giáo dục bị bại hoại rồi. Học sinh không học sử. Theo tôi nghĩ bởi vì Việt Nam cũng có một bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nên có thể, nếu ta nghĩ khách quan một chút, thì khi biên tập viên gõ tìm bản nhạc “Ca ngợi tổ quốc” thì người biên tập viên này có thể không nghe, không biết và không xác minh lại mà ấn ngay khúc nhạc “Ca ngợi tổ quốc” (của Trung Quốc) để lắp vào chương trình đấy.
Cái lỗi này rất dài, lỗi từ biên tập, từ kiểm soát, từ đủ mọi thứ, cho nên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước những bước chân đầu tiên lên thì đi trên nền nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, không phải là bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nữa. Đấy là nhầm lẫn ngẫu nhiên, vô tình nhưng rất tai hại. Chứ còn khả năng nếu nói bọn Trung Quốc cố tình cài cắm vào, được hay không, thì chuyện đó tôi không dám đánh giá, nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả.
VOA: Vâng, cám ơn ông Phan Tất Thành đã dành thời gian cho đài VOA.

28 tháng 7, 2015

BIẾT THÊM VỀ QUẢ ỔI

 Chúng ta đang trong mùa ổi. Biết thêm các điều sau đây thì khi ăn ổi ta có thêm thích thú.

5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của quả ổi
(LĐO)
Ổi là một loại quả bổ dưỡng, chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, kẽm, kali và mangan và là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, ngăn ngừa thiếu máu, ổn định đường huyết...


Không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng, quả ổi còn đem lại nhiều lợi ích trong việc giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Ổi giúp điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Đây chính là tác dụng của trái ổi đối với sức khỏe rất hay mà bạn cần biết để áp dụng đấy nhé.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhờ hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất, ổi có khả năng làm giảm lượng đường trong máu rất tốt nhờ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Tuy nhiên, để làm tăng tác dụng điều trị bệnh tiểu đường bạn chỉ nên sử dụng phần trong của quả ổi mà không nên ăn vỏ ổi.

Giảm nguy cơ thiếu máu: Uống một ly nước ổi mỗi ngày giúp giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể do trong trái ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu.

Quả ổi và lợi ích ít biết với bà bầu: Giúp tăng khả năng miễn dịch Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bà bầu. 

Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C

Tốt cho hệ tiêu hóa: Do ổi chứa rất nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy.

Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nhờ đó có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy thặng dư trong ruột.

Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng có trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa.

Ổi còn kiêm luôn chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm

Ổi cũng rất giàu chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận trường, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.

Phòng ngừa bệnh ung thư: Ổi là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp lycopene và chất chống ôxy hóa chống lại bệnh ung thư.

Chất lycopene có trong quả ổi được cơ thể chúng ta hấp thụ một cách dễ dàng hơn so với cà chua vì sự khác nhau trong cấu trúc tế bào, cho phép chất chống ôxy hóa được hấp thụ dễ dàng dù nấu chín hay ăn sống ổi.

Lượng chất lycopene trong quả ổi có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và kìm chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú.

Lycopene giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh bằng cách chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, có thể gây hại đến tế bào làm bệnh ung thư và các bệnh về tim phát triển.