28 tháng 2, 2017

CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG - NƯỚC NGOÀI

* Câu chuyện giữa đời thường- Sưu tầm trên mạng

Cha đỗ xe sai quy định ra tòa, cậu bé đứng lên nói khiến quan tòa miễn tiền phạt cho cha cậu


Một bé trai 5 tuổi ở Mỹ đã cùng bố ra toà xét xử vì bố cậu đỗ xe sai quy định. Khi bị tòa hỏi, cậu bé đã chọn mức phạt 30 đôla Mỹ, quyết định này của cậu được thẩm phán hoàn toàn đồng ý, nhưng khi được biết cậu bé chưa ăn sáng, thẩm phán liền để bố cậu bé dùng tiền này mua đồ ăn sáng cho cậu. Câu chuyện tuy ngắn ngủi, khô khan nhưng cho chúng ta một suy ngẫm…
Thẩm phán: “Cháu tên là gì?”
Cậu bé: ” Cháu tên Jacob”
Thẩm phán: “Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?
Cậu bé: “Cháu 5 tuổi”.
Thẩm phán thấy cậu bé đi cùng bố đến tòa, lại ngồi ở vị trí bị cáo cùng bố nên đã gọi cậu lên để hỏi.
Cậu bé trả lời quan tòa một cách hết sức tự nhiên, hàng ngày cậu không đi học, mơ ước của cậu là trở thành một đầu bếp vì hàng ngày cậu đi làm cùng bố ở một cửa hàng Pizza, cậu rất thích ăn món Pizza này đồng thời Pizza cũng chính là món cậu thích được làm nhất.
Thẩm phán sau khi biết rõ hoàn cảnh gia đình cậu bé ông đã nói: “Ta có 3 mức phạt đối với bố cháu, một là 90 USD, hai là 30 USD, ba là không phạt, vậy theo cháu hình thức phạt nào là hợp lý nhất?”.
Cậu bé trả lời: “Phạt 30 USD ạ”
Cậu bé trả lời rất rõ ràng, cậu cho rằng với tội này phạt 30 USD là hợp lý nhất. Câu trả lời của cậu làm thẩm phán và các vị quan tòa đều thấy rất hài lòng. Thẩm phán kể cho cậu bé nghe một câu chuyện về vua Solomon, trong câu chuyện, vua Solomon đã chọn cách giải quyết trung hòa để loại bỏ những kỳ thị.
Sau đó thẩm phán được biết cậu bé từ sáng đến giờ chưa được gì vào bụng, ông liền hỏi cậu, nếu ta để bố cháu đưa cháu đi ăn sáng mà không phạt tiền nữa thì cháu có đồng ý không, cậu bé nghe vậy vô cùng vui mừng liền đồng ý ngay, cậu còn nói: “Đây là một giao dịch rất lớn”. Cậu nói xong làm không khí phiên tòa tràn ngập tiếng cười.
Đôi khi, ta không cần phức tạp mọi thứ, một câu  nói, một hành động giản đơn có thể làm cho sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn, hòa ái hơn, nhân văn hơn. Bởi thế mới nói rằng, chính con người thay đổi hoàn cảnh chứ không phải hoàn cảnh thay đổi con người. Cho nên, nếu có cơ hội giúp đỡ người khác, cho họ một ân huệ, dù là nhỏ nhoi, thì hãy cứ làm.

Quỳnh Chi

22 tháng 2, 2017

Những mẹo vặt có thể áp dụng cho cả ngàn năm sau

Những mẹo vặt có thể áp dụng cho cả ngàn năm sau

Theo Giadinh.net.vn

Những mẹo vặt dưới đây đã được áp dụng từ ngày xưa và vẫn có ích đến tận bây giờ và cả sau này.

1. Để hoa héo được hồi sinh, bạn chỉ cần ngâm chúng vào nước nóng. Trong quá trình nước nguội đi, hoa sẽ dần dần tươi lên. Sau đó chỉ cần cắt cành và cắm chúng trong nước lạnh.
1. Để hoa héo được 'hồi sinh', bạn chỉ cần ngâm chúng vào nước nóng. Trong quá trình nước nguội đi, hoa sẽ dần dần tươi lên. Sau đó chỉ cần cắt cành và cắm chúng trong nước lạnh.

2. Muốn rửa sạch chai, bạn chỉ cần cho vào đó cát và nước rồi lắc mạnh.
2. Muốn rửa sạch chai, bạn chỉ cần cho vào đó cát và nước rồi lắc mạnh.

3. Nếu vải không may bị dính mực, hãy ngâm chúng vào sữa, vết mực sẽ bị phai đi.
3. Nếu vải không may bị dính mực, hãy ngâm chúng vào sữa, vết mực sẽ bị phai đi.

4. Để luộc trứng đã bị nứt mà không làm trào bên trong, chỉ cần thêm một chút giấm vào nước luộc.
4. Để luộc trứng đã bị nứt mà không làm trào bên trong, chỉ cần thêm một chút giấm vào nước luộc.

5. Kiểm tra bơ: Chà một chút bơ vào một mảnh giấy và đốt. Bơ tinh khiết có mùi tinh tế, trong khi bơ thực vật sẽ phát ra một mùi khó chịu do có chất mỡ.
5. Kiểm tra bơ: Chà một chút bơ vào một mảnh giấy và đốt. Bơ tinh khiết có mùi tinh tế, trong khi bơ thực vật sẽ phát ra một mùi khó chịu do có chất mỡ.

6. Cho nước nóng vào trong lọ thủy tinh nhỏ sau đó ấn vào vùng da bị mảnh kính đâm. Một lúc sau mảnh kính sẽ được hút ra dễ dàng.
6. Cho nước nóng vào trong lọ thủy tinh nhỏ sau đó ấn vào vùng da bị mảnh kính đâm. Một lúc sau mảnh kính sẽ được hút ra dễ dàng.

7. Quấn chỗ bị bong gân bằng mảnh vải ướp lạnh và giữ cho nó luôn ẩm ướt như trong hình. Chắc chắn vết thương sẽ được giảm đau đáng kể.
7. Quấn chỗ bị bong gân bằng mảnh vải ướp lạnh và giữ cho nó luôn ẩm ướt như trong hình. Chắc chắn vết thương sẽ được giảm đau đáng kể.

8. Cách để cầm một cái bình đầy nước là theo hình bên phải. Nếu chỉ cầm quai, trọng lượng sẽ bị níu xuống và làm cho nước trong bình tràn ra ngoài.
8. Cách để cầm một cái bình đầy nước là theo hình bên phải. Nếu chỉ cầm quai, trọng lượng sẽ bị níu xuống và làm cho nước trong bình tràn ra ngoài.

9. Cách tốt nhất để tách hai chiếc li bị dính chặt là ngâm li dưới vào nước nóng trong khi đổ nước lạnh vào li phía trên. Chúng sẽ được tách ra ngay.
9. Cách tốt nhất để tách hai chiếc li bị dính chặt là ngâm li dưới vào nước nóng trong khi đổ nước lạnh vào li phía trên. Chúng sẽ được tách ra ngay.

10. Để cắt bánh bông lan không bị dính hay bể ra, hãy nhúng dao vào nước nóng trong khoảng 10 - 15 giây và sau đó từ từ cắt ổ bánh.
10. Để cắt bánh bông lan không bị dính hay bể ra, hãy nhúng dao vào nước nóng trong khoảng 10 - 15 giây và sau đó từ từ cắt ổ bánh.

11. Nếu trong nhà có trưng nhiều bình cổ giá trị, hãy đổ vào đó một ít cát để giữ cho chúng đứng vững và khó bị rơi vỡ hơn.
11. Nếu trong nhà có trưng nhiều bình cổ giá trị, hãy đổ vào đó một ít cát để giữ cho chúng đứng vững và khó bị rơi vỡ hơn.

12. Để bảo quản trứng trong thời gian dài, bỏ chúng vào hộp đựng muối và sau đó đặt ở nơi khô ráo.
12. Để bảo quản trứng trong thời gian dài, bỏ chúng vào hộp đựng muối và sau đó đặt ở nơi khô ráo.
Theo Gootit/Brightside

21 tháng 2, 2017

Bộ ảnh ghi lại vẻ đẹp của những cụ già sống hơn trăm tuổi

Bộ ảnh ghi lại vẻ đẹp của những cụ già sống hơn trăm tuổi

Dân trí Nhiếp ảnh gia người Đức - Karsten Thormaehlen - đã đi khắp thế giới để chụp ảnh chân dung những cụ già lớn tuổi nhất hành tinh. Sau rất nhiều cuộc gặp gỡ, anh phát hiện ra rằng tất cả các cụ đều có một điểm chung…

Trong cuốn sách ảnh “Aging Gracefully: Portraits of People Over 100” (Tuổi già đẹp đẽ: Chân dung những cụ già hơn 100 tuổi - 2017), nhiếp ảnh gia Karsten Thormaehlen đã ghi lại chân dung của 52 cụ già sinh sống tại nhiều quốc gia trên thế giới, tất cả các cụ đều đã sống qua trăm tuổi và vẫn còn minh mẫn để chia sẻ với nhiếp ảnh gia Thormaehlen những câu chuyện thú vị.
Cụ Tonaki Tsuru đến từ Nhật Bản.
Cụ Tonaki Tsuru đến từ Nhật Bản.
Anh Thormaehlen chia sẻ lý do khiến mình có động lực thực hiện bộ ảnh kỳ công này: “Tôi đã có nhiều năm làm việc trong nền công nghiệp thời trang, thường xuyên chụp hình những món đồ xa xỉ, những thương hiệu đắt tiền, tôi biết cách làm thế nào để có được những khuôn hình chứa đựng vẻ đẹp hoàn hảo”.
“Thực tế, vẻ đẹp hoàn hảo là điều không thể đạt đến được, giống như một người cố vẽ một hình tròn tuyệt đối. Tôi luôn tin rằng vẻ đẹp thật sự đến từ việc một người có thể ý thức được rất rõ về bản thân mình”.
Chính việc dần dần cảm thấy lãnh đạm với vẻ đẹp hoàn hảo mà công việc thường ngày đòi hỏi phải đạt tới, nhiếp ảnh gia Thormaehlen đã quyết định thực hiện một chùm ảnh nằm ngoài những đề tài mà mình vẫn thường “va chạm”. Khi có dịp tiếp xúc với người già, anh cảm thấy họ có cách nhìn rất khác đối với nhiếp ảnh:
“Được chụp ảnh là một điều gì đó rất đặc biệt trong quá khứ, chỉ được thực hiện vào những dịp trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Đã có thời việc chụp ảnh không đơn giản và lại còn đắt đỏ, người ta thậm chí sẽ cảm thấy buồn ít nhiều nếu bức ảnh khi rửa ra không đẹp như ý”.
Cụ Secundo Timoteo Arboleda Hurtado đến từ Ecuador.
Cụ Secundo Timoteo Arboleda Hurtado đến từ Ecuador.
Những cụ già mà Thormaehlen tiếp xúc đều thuộc về một thế hệ có những quan niệm kỳ lạ như vậy đối với nhiếp ảnh. Vì vậy, khi các cụ được chụp ảnh, tất cả đều cảm thấy vui vẻ, thích thú: “Các cụ đã đưa lại cho tôi cảm nhận rằng các cụ rất thích thú với sự quan tâm của tôi, thích thú khi được chụp ảnh. Đối với các cụ, đó thực sự là niềm vui”.
Để biết các cụ già đặc biệt này, Thormaehlen phải “nhờ cậy” vào sự phản hồi từ những người biết tới dự án nhiếp ảnh của anh. Đã sống hơn một thế kỷ, các cụ già đều đã tận mắt chứng kiến và trải nghiệm những thăng trầm, biến động của lịch sử. Để kể về những sự kiện lớn mà Thormaehlen được đọc trong sách, họ có cả tá câu chuyện của riêng cá nhân mình.
Cụ Olivia Hooker sống ở New York, Mỹ.
Cụ Olivia Hooker sống ở New York, Mỹ.
Cụ Sigurgeir Jonsson sống ở Iceland.
Cụ Sigurgeir Jonsson sống ở Iceland.
Sau rất nhiều cuộc gặp gỡ trò chuyện với những cụ già hơn trăm tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, Thormaehlen phát hiện ra rằng tất cả họ đều có một điểm chung: “Tôi học được một điều từ các cụ rằng họ rất yêu cuộc sống. Họ đã sống rất lâu, nhưng họ không hề nghĩ về cái chết, họ sống như thể nếu cái chết xảy ra ngay ngày mai, cũng không thành vấn đề, họ cứ thế vui vẻ sống”.
Cụ Maria Luisa Medina đến từ Ecuador.
Cụ Maria Luisa Medina đến từ Ecuador.
Ngoài ra, Thormaehlen còn nhận thấy rằng ở các cụ có một sự kiên nhẫn kỳ lạ với cuộc sống xung quanh và với chính bản thân mình. Như bà cụ Maria Luisa (ảnh trên), hàng ngày bà ngồi bên những chiếc chăn ấm trải ra trên sàn, và cứ thế cặm cụi xe sợi. Bà chia sẻ rằng đây là việc làm yêu thích nhất của bà bởi bây giờ đôi chân quá yếu, bà không còn đi đâu được nữa.
Có lần, khi Thormaehlen đến thăm bà cụ Luz Pacifica (Ecuador), anh phải leo lên một đoạn dốc mới có thể tới được căn nhà gỗ của bà. Khi gặp anh chàng ngoại quốc ở cửa và thấy anh đang thở dốc không nói nên lời, bà mỉm cười: “Hy vọng đây là câu trả lời cho anh về việc sống đến 100 tuổi sẽ cảm thấy như thế nào”.
Cụ Gaspare Mele đến từ Italy.
Cụ Gaspare Mele đến từ Italy.
Gặp cụ già nào, Luz Pacifica cũng hỏi về cuộc sống riêng, về những lời khuyên đúc kết được sau cả cuộc đời rất dài của các cụ, thêm vào đó là bí quyết để sống lâu.
Ông cụ Gaspare Mele sống ở đô thị Orotelli, đảo Sardinia, Ý cho rằng bí quyết sống lâu của ông chính là vì… yêu thơ. Trong suốt cuộc đời mình và cho tới tận hôm nay, ông vẫn thường xuyên sáng tác thơ, viết ra chỉ để cho mình và sau nữa là một vài người thân, bạn hữu có cùng sở thích cùng đọc. Ông Gaspare có một gia đình lớn với 8 người con, rất nhiều người cháu và chắt.
Khi chia sẻ một cách nghiêm túc về lời khuyên dành cho người trẻ, ông Gaspare cho rằng mỗi người hãy sống và làm việc một cách hài hòa với bản thân, và với những người xung quanh, hãy tạo nên sự bình yên trong cuộc sống của mình. Ngoài ra, mỗi người còn cần phải phân biệt rõ ràng tốt xấu và có những chuẩn mực nguyên tắc riêng của mình trong cuộc sống.
Cụ Zoila Donatila Aliaga Melendez vda de Roman đến từ Peru.
Cụ Zoila Donatila Aliaga Melendez vda de Roman đến từ Peru.
Cụ Zoila đến từ Lima, Peru cho biết cụ lấy chồng từ năm 19 tuổi, có 8 người con, 21 người cháu, 23 người chắt và 3 người chút. Những niềm vui trong cuộc sống hiện tại của cụ là ngày ngày đọc các bài kinh cầu nguyện, gặp gỡ những cụ già khác để cùng trò chuyện, đan len, người nào mắt còn tinh sẽ đọc sách báo cho tất cả cùng nghe.
Cụ Gerardus Jacobus Johannes Keizen đến từ Hà Lan.

Cụ Gerardus Jacobus Johannes Keizen đến từ Hà Lan.
Đối với cụ Gerardus, bí quyết để cụ sống lâu chính là duy trì một cuộc sống lành mạnh: đi ngủ sớm, không hút thuốc, không uống rượu. Cụ Gerardus cho rằng mỗi người chỉ nên nuông chiều bản thân một chút vào những dịp thật đặc biệt, không nên thường xuyên sa đà vào những thú vui có hại cho sức khỏe.
Bích Ngọc
Theo MNN

MÙA XUÂN BÊN CỬA SỔ


20 tháng 2, 2017

SÔNG LÔ

Xin được đăng tải  bài ca  SÔNG LÔ
Sáng tác: VĂN CAO
Biểu diễn:  NSND Quý Dương và dàn hợp xướng



* Tôi vừa có chuyến hành hương về Sơn Đông- Lập Thạch- Vĩnh Phúc bên bờ sông Lô (Có đăng trên FB)





18 tháng 2, 2017

Hà Nội mùa hoa bưởi sớm

Hà Nội mùa hoa bưởi sớm

Dân trí Hoa bưởi thường bắt đầu nở vào tháng 3, nhưng năm nay do thời tiết ấm hơn nên đã nở sớm. Những ngày này các vườn lớn ở Diễn (Từ Liêm), Xuân Mai (Chương Mỹ) đã trắng màu hoa bưởi, trong khi trên nhiều phố trung tâm Hà Nội, hương bưởi đã tỏa ngào ngạt từ những gánh hoa rong bình dị.



Năm nay do thời tiết nắng ấm nên dù mới giữa tháng 2, hoa bưởi đã xuất hiện nhiều trên phố ở Hà Nội.

Hoa bưởi bán trên phố chủ yếu được các lái buôn nhập từ Hòa Bình, Hưng Yên… Ở Hà Nội, hoa bưởi được bán rong nhiều trên phố Giảng Võ, Xã Đàn, Nghĩa Tân… Để lựa được những cành hoa đẹp nhất, người bán phải thức dậy cắt cành từ sáng sớm, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá, sau đó bó lại thành từng chùm mang đi bán.
Hoa bưởi bán trên phố chủ yếu được các lái buôn nhập từ Hòa Bình, Hưng Yên… Ở Hà Nội, hoa bưởi được bán rong nhiều trên phố Giảng Võ, Xã Đàn, Nghĩa Tân… Để lựa được những cành hoa đẹp nhất, người bán phải thức dậy cắt cành từ sáng sớm, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá, sau đó bó lại thành từng chùm mang đi bán.

Thông thường, hoa bưởi nở vào đầu tháng 3 và chỉ nở từ 3 – 4 tuần rồi đậu trái. Các chủ vườn không cắt hoa từ những cây dùng để ăn trái mà chỉ hái từ những cây triết cành.
Thông thường, hoa bưởi nở vào đầu tháng 3 và chỉ nở từ 3 – 4 tuần rồi đậu trái. Các chủ vườn không cắt hoa từ những cây dùng để ăn trái mà chỉ hái từ những cây triết cành.

Hoa bưởi được bán theo cân với giá giao động từ 15 – 30 nghìn đồng/lạng. Riêng hoa đã rụng khỏi cành thì rẻ hơn với giá chỉ 10 nghìn đồng/lạng
Hoa bưởi được bán theo cân với giá giao động từ 15 – 30 nghìn đồng/lạng. Riêng hoa đã rụng khỏi cành thì rẻ hơn với giá chỉ 10 nghìn đồng/lạng

Dù có giá cao song các hàng hoa bưởi vẫn thu hút khá đông người mua. Người ta mua hoa bưởi về để nấu chè, ướp mía, bột sắn... hoặc đơn giản là vì thích hương thơm dịu mát của loài hoa này.
Dù có giá cao song các hàng hoa bưởi vẫn thu hút khá đông người mua. Người ta mua hoa bưởi về để nấu chè, ướp mía, bột sắn... hoặc đơn giản là vì thích hương thơm dịu mát của loài hoa này.
Những chùm hoa bưởi nở đẹp nhất sẽ được lựa bán đổ theo cân sau đó các lái buôn sẽ chia nhỏ thành từng chùm hoặc lạng để bán cho khách.
Những chùm hoa bưởi nở đẹp nhất sẽ được lựa bán đổ theo cân sau đó các lái buôn sẽ chia nhỏ thành từng chùm hoặc lạng để bán cho khách.

Hoa bưởi đẹp là những chùm hoa phải nở đều, cánh to, nhị vàng và có có màu trắng tinh khiết. Không giống như những loài hoa khác, hoa bưởi chỉ chơi được từ 1- 2 ngày là hết hương hoặc rụng cánh phải thay hoa mới.
Hoa bưởi đẹp là những chùm hoa phải nở đều, cánh to, nhị vàng và có có màu trắng tinh khiết. Không giống như những loài hoa khác, hoa bưởi chỉ chơi được từ 1- 2 ngày là hết hương hoặc rụng cánh phải thay hoa mới.
Những gánh hàng rong chở hoa bưởi trắng muốt tỏa hương thơm dịu làm nên nét chấm phá rất riêng cho Hà Nội
Những gánh hàng rong chở hoa bưởi trắng muốt tỏa hương thơm dịu làm nên nét chấm phá rất riêng cho Hà Nội

Ở Hà Nội, bưởi được trồng chuyên canh thành từng vùng như: Canh Diễn (Từ Liêm), Xuân Mai (Chương Mỹ)... Tuy nhiên, những vùng này không cắt hoa bán mà thường để đậu trái rồi bán quả.
Ở Hà Nội, bưởi được trồng chuyên canh thành từng vùng như: Canh Diễn (Từ Liêm), Xuân Mai (Chương Mỹ)... Tuy nhiên, những vùng này không cắt hoa bán mà thường để đậu trái rồi bán quả.

Những chùm hoa trắng tinh khôi phủ tuyết trắng cả một góc vườn
Những chùm hoa trắng tinh khôi phủ tuyết trắng cả một góc vườn
Mùa hoa bưởi về cũng là thời điểm chuyển giao giữa tháng, kết thúc cái se se lạnh của mùa xuân và báo hiệu mùa hè sắp về.
Mùa hoa bưởi về cũng là thời điểm chuyển giao giữa tháng, kết thúc cái se se lạnh của mùa xuân và báo hiệu mùa hè sắp về.
Hà Trang
Ảnh: Trần Văn

17 tháng 2, 2017

Biên giới tháng 2 năm 1979

Biên giới tháng 2 năm 1979 
Theo VNExpress

Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.
Báo Quân đội nhân dân đăng "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…".
Các tỉnh nằm trong vòng chiến sự gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Xem đồ họa).
Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang do nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường ghi lại. Khi đó, ông là cán bộ phòng biên tập ảnh của Nhà xuất bản Văn hóa được tăng cường lên biên giới phía Bắc cuối năm 1978. Từ lúc chiến sự xảy ra đến đầu tháng 3/1979, ông theo chân công an vũ trang đi khắp chiến trường Cao Bằng, ghi lại những hình ảnh chân thực của cuộc chiến 38 năm trước bằng một chiếc máy ảnh và 20 cuộn phim.
Bất ngờ trước sự tấn công của quân Trung Quốc, người dân thị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ, băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Giữa dòng người tản cư có hai chị em cõng nhau chạy nạn. Hai đứa trẻ vừa đói, vừa mệt nhưng cũng không dám nghỉ ngơi. Nhiều năm qua, ông Trần Mạnh Thường vẫn hy vọng gặp lại hai chị em trong bức ảnh.
Cô bộ đội bế bé gái theo mẹ đi tản cư tại chân cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng). Mẹ của bé trúng đạn quân Trung Quốc bị thương nặng, được bộ đội đưa về tuyến sau. "Tình hình khi ấy rất khẩn trương, ai cũng hoang mang vì không nghĩ Trung Quốc lại đưa quân tràn qua bắn phá", ông Thường kể.
Từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Đạn pháo tầm xa phá hủy nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu cống, người dân bị giết hại.
Cầu sông Bằng (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc đánh sập.
Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát.
Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua.
Anh Nông Văn Ất ở xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng.
Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.
Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra khi các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế, truy quét quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới lúc này khoảng 50.000 quân, chủ yếu bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ.
Đối đầu với đội quân đông gấp 12 lần được yểm trợ bởi hỏa lực mạnh, quân dân các dân tộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc chủ động tổ chức chiến đấu ngay tại chỗ cầm chân quân Trung Quốc trong khi chờ quân chủ lực.
Bộ Quốc phòng Việt Nam gấp rút điều động các sư đoàn bộ binh quân khu từ tuyến sau lên, quân chủ lực từ chiến trường Tây Nam trở về tham chiến.
Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng). Bộ đội bám trụ từng hốc suối, bìa rừng, đánh bật quân Trung Quốc lùi dần về phía đường biên. Báo Quân đội nhân dân số Thứ Sáu, ngày 23/2/1979 đăng "Trong 5 ngày (từ 17 đến 21/2), quân dân các tỉnh biên giới diệt 12.000 địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn, bắn cháy, phá hủy 140 xe tăng, xe thiết giáp, thu nhiều súng và đồ dùng quân sự".
Súng chống tăng, đạn B41, súng trung liên, đại liên của quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam thu được.
Để huy động sức người, sức của cho công cuộc cứu nước, ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Hàng vạn thanh niên các tỉnh biên giới và toàn quốc nhanh chóng ghi danh nhập ngũ.
Đất nước chuyển mình vào cuộc kháng chiến mới. Hàng hóa nhanh chóng được chi viện cho chiến trường phía Bắc.
Các thiếu nữ dân tộc Tày chuyển lương thực cho bộ đội.
Khi lệnh Tổng động viên được ban bố ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố rút quân vì đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh". Tuy nhiên, suốt 10 năm (1979-1989), chiến sự vẫn tiếp diễn ở biên giới phía Bắc, khốc liệt nhất là mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).
Hoàng Phương
Ảnh: Trần Mạnh Thường

11 tháng 2, 2017

SỰ TÍCH TẾT NGUYÊN TIÊU

Truyện cổ tích: Sự tích Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

Ngày 15/1 hay ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng 

với phong tục người Việt Nam. Người ta cho rằng: 'Lễ Phật quanh năm không 

bằng rằm tháng Giêng'. Và cũng có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết này, dưới 

đây là một trong những sự tích về rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên 

Tiêu.

Sự tích xưa ghi lại câu truyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên 

trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống 

hạ giới rong chơi.

Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết con thiên 

nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người rất tức giận và thay vì trừng 

phạt người thợ săn, Người ra lệnh trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới. 

Ngọc Hoàng sai một đội quân Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 

hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.

 truyen co tich: su tich tet nguyen tieu (ram thang gieng) - 1

Ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. (Ảnh minh họa)

May thay, trên thiên đình vẫn có những vị thần không tán thành cách làm của 

Ngọc Hoàng, lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề. Họ đã liều mình, bí 

mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát nạn. Thế là vào ngày 15 

tháng giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi 

Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, 

thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày 

Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. Mọi 

người nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình 

an, may mắn. Đèn lồng cũng vì thế mà phát triển ra nhiều loại khác nhau như 

đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,...