31 tháng 1, 2017

NHỚ VỀ MỘT CÁI TẾT HÀ NỘI

* Bài viết của GS Tương Lai đăng tải trên mạng xã hội
·         NHỚ VỀ MỘT CÁI TẾT HÀ NỘI
Tương Lai
Hôm nay 30 Tết, năm cùng tháng tận, trong nỗi ám ảnh khôn nguôi của thế sự nhiễu nhương về thế nước bấp bênh mà da diết nhớ Tết Hà Nội. Có lẽ rõ hơn là nhớ bạn Hà Nội, người đã rời “cõi tạm”, người còn ở lại với những đa đoan trần thế. Bỗng bật dậy những kỷ niệm về những người bạn vong niên đáng kính từng để lại dấu ấn đậm nét. Nhớ câu chuyện ngày giáp Tết tại nhà anh Phạm Thủy Ba trên Bưởi năm ấy với những kỷ niệm khó quên. 
Tối 27 tháng chạp, anh nhắn tôi: “Liệu có kiếm được một cái dạ dày to to thì mai mang lên. Đã hẹn được Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Trần Đình Hượu lên đây kiếm cái gì đấy làm bữa rượu tất niên, bà ấy đã đặt được cỗ lòng lợn ở chợ Bưởi nhưng có vẻ hơi ít, thêm một cái dạ dày nữa thì tươm cho 6 người”. Tôi mượn được cái “sổ Tôn Đản” cốt được vào cửa để đến nơi bán những thứ “không trong tiêu chuẩn” chỉ mất công xếp hàng nhằm xin mua cái dạ dày lợn “to to một tí”, đúng nghĩa đen hai từ “xin mua”. Đang xếp hàng thì giáo sư Trần Văn Giàu đi qua thấy tôi, ông dừng lại nói chuyện. Ông cười cười, nói nhỏ với tôi: “rồi cũng phải bỏ cái này thôi, dân người ta chửi cho quá lắm rồi”. Nói xong ông chìa cái túi đựng thịt, cá vừa “mua theo tiêu chuẩn” ra, vỗ vào vai tôi, rồi đi.
Hôm sau lên Bưởi. Căn nhà tuyềnh toàng lợp ngói, nền đất nện, trống hoang trống huých. Thú vị nhất là cái bàn ông bạn tôi ngồi viết và dịch sách chỉ có ba chân, chân thứ tư là thân cây ổi, ngọn chìa ra cửa sổ để che bóng nắng, nhưng mưa thì lại dẫn nước vào nhà nên phải có “giải pháp”! Ngồi dịch sách, ông bạn tôi lấy ánh sáng từ cái cửa sổ này vì điện quá chập chờn, thời gian bị cúp nhiều gấp nhiều lần thời gian chiếu sáng, ông bạn tôi phải đi đôi ủng có bít tất vì nhà lắm muỗi. Khi dịch vừa xong cuốn tiểu thuyêt của Charles Dickens thì cây cỏ dại từ dưới nền đất nện đã đủ sức vươn lên xuyên qua khe hở của tấm gỗ ghép làm mặt bàn. Tôi đưa tay tỉ mẩn vuốt ngọn lá cỏ, ngoái nhìn dịch giả. Anh nở nụ cười quen thuộc, hiền lành rất hóm! 
Trong tủ sách của tôi nay còn giữ được “Một anh hùng thời đại” của Lermontov, Ramayaina, ba tập, sử thi Ấn Độ, những sách Lý luận Xã hội học từ tiếng Anh và một số cuốn khác Phạm Thủy Ba dịch trên chiếc bàn độc đáo này. Sự cống hiến thầm lặng của người trí thức xứ Nghệ trên lĩnh vực dạy học, dịch sách văn học, xã hội học mà người bạn chí thân “hết ngày dài lại đến đêm thâu” cặm cụi là một nét tuyệt đẹp mà tôi cố giữ gìn và noi theo. 
Dạo ấy, những lúc đầu óc, tâm trạng có những bất an, tôi hay một mình đạp xe ngược lên dốc Bưởi đến ngôi nhà tuyềnh toàng rộng mở và ấm cúng này để ngồi với người bạn chí thân hàng buổi khiến vợ tôi đôi lúc băn khoăn, thậm chí nặng lời, không hiểu ra được vì sao tôi dành thời gian căng thẳng và bận rộn của mình cho việc “vô bổ” này. Và chính ở đây, tôi kết thân với những người bạn vong niên mà hôm nay ngồi quanh bữa rượu tất niên đạm bạc nhưng lại cực kỳ sang trọng này.
·     

Không tin tưởng lắm về tấm phản gỗ chủ nhà hay ngả lưng cho đỡ mỏi khi cả buổi ngồi dịch sách, chưa biết chừng sụp xuống đánh đổ cả chén mắm tôm đĩa lòng lợn thì toi, mất cả tiệc tất niên, chúng tôi trải chiếu ngồi bên bậc thềm. Anh Nguyễn Tài Cẩn lục túi xách lấy ra một gói phó mát Nga làm sáng mắt thực khách. Anh Hoàng Tuệ cũng đưa ra một hộp trứng cá Nga nhưng được mua từ cửa hàng ở Sofia mà anh để dành lâu nay sau chuyến đi hội thảo về ngôn ngữ tại Bungari về. Anh Trần Đình Hượu thì lấy ra một chai rượu nút lá chuối nghe nói là “rượu làng Vân thứ thiệt” đặt lên chiếu cạnh vò rượu chủ nhà cất kỹ, vừa đưa ra. Và bữa rượu tất niên xem ra đã được chắt chiu chuẩn bị kỹ càng từ những người mà đáng nhẽ không phải lo đến chuyện “bếp núc” khi họ cần được dành sức lực, thời gian và trí tuệ cho những gì mà họ đang làm.
Nâng ly rượu, anh Tài Cẩn bất ngờ nói, “chén rượu này trước hết mừng cho Hượu về những gì đã làm được ở Aix-en-Provence và cũng chúc mừng Tương Lai đã dàn xếp để có buổi thuyết trình của Hượu tại Hội trường Khoa giáo của Ban Tư tưởng Văn hóa để rồi sau đó được “cởi mũ” và được phép đi thỉnh giảng theo lời mời của Đại học nước ngoài”. 
Anh Hượu chậm rãi nói về câu chuyện dài này nhưng tôi nghĩ là không tiện để kể lại đây. Anh Tài Cẩn khẳng định lại một lần nữa sự đánh giá của giới học giả Pháp và nước ngoài về những trình bày của anh Trần Đình Hượu. Lần tôi đến Aix en Provences, qua giáo sư Trịnh Văn Thảo, tôi hiểu hơn những điều anh Tài Cẩn nói. Anh Thảo cho biết chính Tổng thống Pháp có quyết định mời đích danh giáo sư Trần Đình Hượu làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Pháp trong khi ở trong nước thì anh Hượu trầy trật mãi mới được tìm thấy được chỗ đứng của mình trên bục giảng vì lướng vướng những vấn đề của nhóm có tư tưởng “xét lại” từ Liên Xô về!
Không tiện nhắc lại nhiều, chỉ xin kể lại một chi tiết xúc động về những ngày cuối cùng anh nằm trong bệnh viện. Tôi đến thăm, anh nắm chặt tay và nói nhiều chuyện. Thấy anh đã quá mệt, tôi ngăn lại, nhưng anh gạt đi: “Cứ để tôi nói, rồi cũng chẳng có dịp để nói nữa đâu, tôi nói với anh là để anh tìm cách nói với những người có trách nhiệm về hướng đi của khoa học xã hội cần phải xác định cho rõ, chứ như hiện nay thì hỏng hết rồi”. Đây là một nỗi u hoài, một niềm khắc khoải của người trí thức có trách nhiệm với đất nước trong sự nghiệp thầm lặng đáng khâm phục và cần tôn vinh này. Rất may là cũng có được vài người học trò của ông nối được chí của thầy tuy còn xa mới đạt được đến tầm sâu sắc của ông. 
Trở lại với bữa rượu tất niên. Anh Hoàng Tuệ nối lời Nguyễn Tài Cẩn để bàn sâu thêm về những điều mà Trần Đình Hượu trăn trở. Tiếp mạch ý tưởng đó, anh nhắc đến nội dung anh vừa phát biểu với Lê Khả Phiêu trong dịp ông ta đến thăm Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi cũng có mặt cùng nghe anh nói trong buổi ấy, nhưng xin không nhắc lại trong bài này, chỉ gợi ra một chi tiết tôi cho là thú vị và vẫn nhớ đến tận bây giờ.
Hôm ấy có hầu hết các Viện trưởng và lãnh đạo của Viện cũng như các cán bộ chủ chốt của các Viện khoa học trực thuộc Ủy Ban KHXNVN. Anh Hoàng Tuệ, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học là người nói mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất về hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ nói riêng trong toàn cảnh về nghiên cứu Khoa học Xã hôi Việt Nam nói chung. 
Tiếp đó, được tiếp sức bởi Hoàng Tuệ, học tập anh, với tư cách là Viện trưởng Viện Xã hội học, tôi thẳng thừng và mạnh mẽ trình bày về hướng đi của khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng, một ngành khoa học vốn được xem là “khoa học tư sản”, không thể thực hiện được chức năng khoa học đích thức của nó nếu vẫn chịu sự áp đặt của những khuôn thức chính trị. Tôi nêu một ví dụ có thật nhưng động chạm đến một vị Ủy viên Bộ Chính trị vừa yêu cầu điều chỉnh tỷ lệ phần trăm trong một khảo sát xã hội học về số thanh niên có mong muốn vào Đảng sao cho khớp với “định hướng chính trị” chứ như con số mà báo cáo chúng tôi nêu lên là “đơn thuần” mang tính “chuyên môn thuần túy”!

Kết thúc cuộc họp, một số trong chúng tôi dừng lại đợi cho mọi người chen ra nhà xe, anh Hà Minh Đức, Viện trưởng Viện Văn học bước đến bắt tay tôi: “Cám ơn anh hôm nay đã thẳng thắn nói giúp chúng tôi những điều chúng tôi cũng từng trăn trở nhưng chưa dám nói ra”. Tôi vui vẻ chỉ vào anh Hoàng Tuệ đứng cạnh, trả lời Hà Minh Đức: “Là tôi cũng theo cách anh Hoàng Tuệ đấy chứ có gì đâu”. Anh Hà Minh Đức tần ngần một chút rồi nói tiếp: “cả đời tôi chưa nói được một câu như anh, mặc dầu tôi vẫn nghĩ về nó”. 
Hoảng quá, tôi vội nắm tay Hà Minh Đức: “Sao anh lại nói thế, tôi so thế nào được với anh. Công trình nghiên cứu và sách của anh đã xuất bản xếp cao bằng đầu mà tôi chỉ bén gót chân! Mỗi người có một cách đóng góp thôi. Tự xác định mình chỉ là người lót đường cho một ngành khoa học mới mà tôi chưa kịp trang b cho mình một vốn hiểu biết cần thiết nên toàn bộ trí tuệ và sức lực của tôi dành cho việc tạo điều kiện để những anh chị em thật sự có trình độ, có khả năng và có khiếu nghiên cứu khoa học tự rèn luyện, học tập để tự nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học để trở thành chuyên gia giỏi, thế thôi. Muốn vậy, họ phải được cởi bỏ những gò bó, áp đặt trong quá trình tư duy và thâm nhập thực tế. Nghĩ thế, cố như thế, nhưng tôi đã làm được gì đâu ngoài việc dàn xếp để gửi được 5 cán bộ của Viện đi làm luận án tiến sĩ xã hội học ở Mỹ, sao bằng được những công trình có bề dày nghiên cứu của anh”.
Hà Minh Đức yên lặng, còn Hoàng Tuệ đứng cạnh thì chỉ tủm tỉm cười. Khi ra nhà xe, tôi níu anh Tuệ lại hỏi: “Anh nghĩ sao về câu Hà Minh Đức nói với tôi”? Anh Tuệ cũng chỉ cười không trả lời, lặng lẽ đẩy chiếc xe máy ra cổng. Sau đó, nhân một buổi ngồi với Hồ Ngọc Đại, bạn thân với tôi từ năm 1951 đến tận nay, tôi hỏi Đại về câu của Hà Minh Đức vì Đại cũng quen và hay gặp Đức: “Cậu nghĩ thế nào, mình vẫn băn khoăn về câu Hà Minh Đức nói với mình. Liệu Đức có nghĩ thật như thế không?”. Hồ Ngọc Đại hồn nhiên nói: “Hắn nói thật đấy. Mình hiểu hắn mà. Có lần hắn cũng nói với mình một câu ý na ná như vậy”. Như vẫn thế, Đại thoải mái ào ào nói một hơi những chuyện mà tôi nghĩ cũng chẳng nên kể ra.
Hắn bình một câu gọn thon lõn: “Trí thức mà. Đốp chát như tớ, như cậu chẳng ai ưa đâu”! 
Tôi đế theo “Rằng quen mất nết đi rồi. Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao”!
Nhưng liệu có có “tính trời” không nhỉ? 
Tôi ngậm ngùi nhớ đến những người bạn vong niên trong bữa rượu tất niên tại ngôi nhà tuyềnh toàng dưới dốc Bưởi trong một ngày tất niên của một cái Tết Hà Nội đáng nhớ năm ấy. Cả bốn anh, những người bạn lớn của tôi, nay đều đã là người thiên cổ. 
Hôm đám tang anh Phạm Thủy Ba tôi có đọc một lời điếu mà nghe nói ai đó đã cố lục lại để soi tìm xem liệu có tính khích động trí thức không. Chuyện ấy cách nay đã một phần tư thế kỷ rồi, cũng chẳng nên nhớ lại. Hôm đám tang anh Trần Đình Hượu tôi cũng có ngỏ ý với Ban Tổ chức được nói vài lời với người quá cố nhưng bị từ chối tắp lự. 
Xem ra người ta cũng biết cách dè chừng về tính nhạy cảm của câu chuyện trí thức.
Chẳng thế, mà một trong 4 người hôm ấy, anh Nguyễn Tài Cẩn, tôi còn may mắn gặp được lần cuối tại Sài Gòn cách nay quãng năm sáu năm gì đó tôi không còn nhớ chính xác. Hôm ấy tôi mời anh ăn cơm Huế tại quán Trịnh, anh tủm tỉm cười: “Nghe nói anh được “chăm sóc” chu đáo lắm hả? Liệu hôm nay gặp tôi, anh có bị khó khăn gì không đấy?”. Tôi cười, “anh lạc hậu với tình hình nhiều quá, cái thuở đi xe đạp đến nhà anh tôi còn phải dừng lại vỗ vào cái biển số xe [dạo ấy xe đạp cũng phải đeo biển số] để chỉ cho hai vị mặc thường phục ngồi cách nhà anh 10 mét tiện ghi số, đã qua từ lâu rồi, gần 4 thập kỷ rồi còn gì”! Tuy cười, nhưng miếng chả tôm kèm với chiếc bánh lá đang nhai trong miệng cứ đắng ngăn ngắt.
·           
Hôm nay 30 Tết, trong tâm trạng không vui, càng xốn xang những kỷ niệm về một cái Tết Hà Nội, da diết nhớ những người bạn Hà Nội mà tôi vừa gợi lên. Thật ra, bốn người bạn vong niên đã quá cố của tôi thì ba là người Nghệ An, một là người Quảng Bình, nhưng họ là những trí thức Hà Nội. Đúng hơn, cùng cảnh ngộ về thân phận trí thức. 
Liệu họ có thanh thản ra đi khi đã làm trọn sứ mệnh của người trí thức? Đặt ra câu hỏi ấy vì tôi hiểu rằng, người trí thức là người dấn thân hết mình, hứng mọi hiểm nguy, luôn luôn lấy phê phán làm cơ sở. Họ là người từ chối những công thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm cũ, những kết luận chiếu lệ nơi lời nói và hành động của những người có quyền hoặc của những đầu óc máy móc cho dù phải trả giá rất đắt cho chuyện này. 
Trong những người dự bữa rượu tất niên giáp Tết năm ấy nay chỉ còn lại mình tôi.
Và tôi muốn tự trả lời cho câu hỏi tôi vừa đặt ra về “tính trời” kia rằng: tính trời, nếu có cũng chính là tính người. Những người không chịu khuất phục.

Ngày 27.1.2017.
Ba mươi Tết Đinh Dậu

P/s: Tôi đăng bài viết này ngoài nội dung của bài còn có một liên hệ phần mình: Có 4 người xưa trong bài ( nay đều đã là người ở cõi vĩnh hằng) là người thân hoặc tôi đã từng gần gũi gặp gỡ, sinh thời họ đã từng có dịp tôi được trò chuyện và để lại dấu ấn hình ảnh con người. GS Nguyễn Tài Cẩn là anh con Bác tôi (mẹ GS Cẩn là chị gái kề Ba tôi); anh Trần Đình Hượu đồng hương như một người anh, và là bạn của các anh tôi; dịch giả Phạm Thủy Ba (còn gọi là Phạm Bá Rô) vốn giảng dạy tại Trường SP khu 4 - dạy Văn, nhưng tôi học Toán, có một thời gian tôi ở Nghĩa Đô gần nhà Thầy Rô, từng đến căn nhà "tuyềnh toàng" đã tả trong bài viết, còn nhớ thêm một chi tiết là thầy nghiện hút thuốc lá mà trong bài không nói đến; và anh Hồ Ngọc Đại tôi cũng có một số ngày học thêm ngoại ngữ - tiếng Pháp có anh cùng lớp (bổ túc ngoại ngữ Pháp văn) tại ĐHSP HN - hồi còn KC chống Mỹ ...
Các vị ấy nay đều đã là người thiên cổ ...



Hai anh em: Tôi & GS Cẩn
Tại nhà con gái & con rể GS ở HN (ảnh tư liệu riêng)

30 tháng 1, 2017

Thêm một lần đi lễ chùa Viên Đình

Chiều mồng hai Tết năm nay chúng tôi đi lễ chùa. Các chùa Hà Nội trung tâm TP nhất là Phủ Tây Hồ và Đền Ngọc Sơn quá đông đúc nên chúng tôi lại lên đường đến Chùa Viên Đình, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Tây cũ.
Cách đây 5 năm, năm 2012 chúng tôi đã đến lễ Chùa này.
Chùa có tên chữ là VĨNH LONG TỰ.
Tuy phải đi quãng đường khoảng 50 km mất chừng 1 giờ nhưng đường đi quá tốt và cũng khá thoáng theo đường Pháp Vân- Cầu Giẽ, qua Giẽ Hạ, Giẽ Thượng thêm ít km nữa là đến chùa. Bù lại là chùa thanh tĩnh sạch đẹp và đã có thêm công trình nâng cấp so với 5 năm trước nhưng nói chung vẫn nguyên các nét vẻ năm xưa. Nhà đón khách khang trang, các ấm trà vối (tự phục vụ) luôn ấm nóng với các bộ chén sạch sẽ. Nhà Tổ xây cất mới trên tầng 2 thoáng rộng. Đặc biệt các tủ xá lợi đã được trang trọng bảo quản nghiêm cẩn trong căn nhà xá lợi. Người đi lễ chùa chỉ được chiêm bái theo ngày qui định.
Thật may mắn cho chúng tôi mà cũng như là chúng tôi có được cơ duyên với chùa này, đầu năm nay theo lịch thì phải mồng 9 ta, chùa mới mở cửa nhà xá lợi cho khách lễ chiêm bái; nhưng Đại Đức trụ trì đã nhận ra "khách Hà Nội" chúng tôi và vui lòng ưu đãi đặc biệt cho chúng tôi một lần nữa chiêm bái sau khoảng cách 5 năm lần trước, vào năm 2012. Riêng năm nay nhà chùa đang có thông báo cho khách thập phương công đức cho nhà chùa đúc chuông bởi gác chuông đang thiếu quả chuông. Đương nhiên chúng tôi sẵn sàng thanh thỏa tự nguyện có phần đóng góp; dám chắc một dịp khác về sau đến lễ được nghe tiếng chuông chùa ngân vang .
Một số hình ảnh chân thực xin được đăng tải.



Lên đường từ Trung tâm Hà Nội

Ngã rẽ đi Pháp Vân

Lên cao tốc

Đến chùa

Quang cảnh thanh tĩnh

Vài kiểu ảnh ghi nhớ

Tháp chùa không có gì khác trước

Cảnh chùa nói chung không khác gì xưa

Hân hạnh được chụp ảnh chung với Đại Đức trụ trì chùa


Các xá lợi được gìn giữ nghiêm cẩn trong các hộp kính trong nhà xá lợi

Hình rồng chạm khắc mạ vàng có 4 chữ TÂM TƯỞNG SỰ THÀNH






Bên cây duối cổ "ngàn năm tuổi"
Cây duối cổ thứ hai .

Năm nay đang mong sớm có quả chuông như ý và gác chuông cũng được tôn tạo lại !

Đường về qua một đoạn quanh trong thôn


Tại trạm thu phí ô tô dồn cũng khá đông


29 tháng 1, 2017

MỒNG HAI TẾT

Mồng 2 Tết Đinh Dậu
    29  -  01  - 2017


Đã mồng hai
Tết năm nay
Chưa có say !

Đêm Giao thừa
Không pháo hoa
Dân không vui !

Tết nắng ấm
Đường vẫn đông
Xe nối dòng !  (*)

Người đua chen
Đi lễ Chùa
Cầu bình yên.


Năm Đinh Dậu
Chúc mừng nhau
Vui khỏe nhiều !

CHÚC MỪNG NĂM MỚI
VẠN SỰ HANH THÔNG !


(*) Đường đi đến các chùa Hà Nội thường là không đủ rộng để có nhiều ô tô ra vào đông đúc như đến Phủ Tây Hồ hay các chùa gần các khu phố cổ mà người HN đi chùa đầu năm nay thì số đông là dùng ô tô nên vẫn xe nối dòng ! Trừ khi ra đường lớn thì mới thông thoáng.


(**) Vài cảnh mồng 1 Tết năm nay ở HN : Đi lễ ở đền Ngọc Sơn
Ảnh: Theo Dân trí.

*** 
THÊM VÀI HÌNH ẢNH
Đường Đặng Thai Mai vào Phủ Tây Hồ sáng mồng 2 Tết

Cầu Thê Húc sáng 02 Tết


27 tháng 1, 2017

CHÚC MỪNG NĂM MỚI: XUÂN ĐINH DẬU 2017


Kính chúc
Năm mới : Xuân Đinh Dậu 2017

AN KHANG THỊNH VƯỢNG 
VẠN SỰ HANH THÔNG
MỌI ĐIỀU TỐT LÀNH
THÀNH CÔNG NHƯ Ý !








Ba mươi Tết- Hết năm Bính Thân - Đón năm Đinh Dậu

Năm 2016
Năm Con Khỉ
Một năm không được an bình
Năm 2017
Năm Con Gà
Mong năm nay
Được tốt lành nhiều hơn !


   CÂU ĐỐI TẾT
 Câu đối có từ xưa
Đăng tải trên mạng

Xin được tạm dịch:
" Xuân lại đến trước nhà- phúc đến
Hoa cũng nở ngoài trời- thơ tuôn "

26 tháng 1, 2017

HẠNH PHÚC VỚI CẶP ĐÔI CẦU LÔNG SỐ 1 VIỆT NAM

Theo VNExpress
Thứ năm, 26/1/2017 | 08:08 GMT+7
|

Vợ chồng Tiến Minh diện áo dài đón Tết

        Cặp đôi vàng của làng cầu lông Việt Nam tình tứ trong bộ ảnh áo dài chuẩn bị chào Xuân Đinh Dậu.

Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang là hai tay vợt số một Việt Nam ở nội dung của họ. Cuối năm ngoái, cả hai đã tổ chức hôn lễ sau nhiều năm hẹn hò.
"Khi còn độc thân, mỗi dịp Tết đến, tôi dành thời gian tập luyện nhiều hơn", Tiến Minh chia sẻ. "Nhưng năm nay khi đã có vợ, tôi dành thời gian phụ giúp gia đình như dọn đẹp, đưa vợ đi mua sắm Tết, mua hoa, trang trí nhà cửa…"
Tiến Minh sinh năm 1983 tại TP HCM và từng lọt vào Top 5 thế giới. Trong khi đó, Vũ Thị Trang sinh năm 1992 ở Bắc Giang, từng giành HC đồng Olympic trẻ 2010. Cả hai vợ chồng cùng giành quyền tham dự Olympic 2016 vừa qua.
"Trang là mẫu người dịu dàng, nhẫn nhịn và luôn im lặng khi tôi căng thẳng. Đặc biệt, Trang rất toàn tâm, tự nguyện trong việc phụ giúp gia đình, rất biết suy nghĩ và chịu hy sinh cho tôi", tay vợt số một Việt Nam nhận xét về vợ. 
"Chắc chắn Trang không phải là cô gái quá hoàn hảo nhưng với tôi, một cô gái được như Trang là rất tuyệt vời", anh cho biết thêm.
Minh - Trang dự định tiếp tục thi đấu đến hết năm 2017 nên chưa có kế hoạch sinh con. "Với tôi, con trai hay gái không quan trọng, chỉ cần con ngoan là đủ. Tôi sẽ ủng hộ sở thích và niềm đam mê của con mình chứ không áp đặt nó vào môn nào cả", VĐV người TP HCM cho biết.
Sau Tết, cặp đôi vàng này sẽ cùng tham dự Giải vô địch cầu lông đồng đội châu Á tại TP HCM.
"Nhân dịp Tết đến Xuân về, vợ chồng chúng tôi xin chúc mọi người có một năm mới như ý, dồi dào sức khỏe, nhiều thành công và tiếp tục ủng hộ Minh và Trang trong sự nghiệp", Tiến Minh nói.

Đức Đồng

ĐỐ VUI CUỐI NĂM THÂN 2016

Đố bạn phát hiện sự khác nhau giữa hai bức tranh

Dân trí Chỉ những người tinh mắt mới phát hiện được điểm khác biệt giữa hai bức tranh tưởng như rất giống nhau này.

Liệu bạn có thể phát hiện tất cả những điểm khác nhau giữa các bức tranh dưới đây?

Hai bức tranh phiên bản Mona Lisa này có 2 điểm khác nhau.
Hai bức tranh "phiên bản Mona Lisa" này có 2 điểm khác nhau.

Hai bức tranh này cũng có 2 điểm khác nhau.
Hai bức tranh này cũng có 2 điểm khác nhau.

Hai bức tranh này có tới 4 điểm khác nhau.
Hai bức tranh này có tới 4 điểm khác nhau.

Hai bức tranh này có 3 điểm khác nhau.
Hai bức tranh này có 3 điểm khác nhau.

Hai bức tranh này cũng có 3 điểm khác nhau.
Hai bức tranh này cũng có 3 điểm khác nhau.

Hai bức tranh này cũng có 3 điểm khác nhau.
Hai bức tranh này cũng có 3 điểm khác nhau.

Hai bức tranh này cũng có 3 điểm khác nhau.
Hai bức tranh này cũng có 3 điểm khác nhau.
Chúng tôi sẽ công bố đáp án vào sáng mai!
Xuân Vũ
Tổng hợp

25 tháng 1, 2017

CẬN TẾT- Tiễn KHỈ đón GÀ

CẬN TẾT
Đã hai tám Tết
Đang còn hai ngày
Trời đã bớt rét
Nắng ấm rồi đây !
Đường khá thông thoáng
Thật dễ chịu thay
Người xa về hết
Hà Nội khác ngay
Một mùa xuân mới
ĐINH DẬU - Tết này !
* * *

Chưa đào chưa quất
Mới sắm " dư lày " !




24 tháng 1, 2017

Bức họa con cáo bầy ngỗng thách thức thị giác và não bộ

ĐÁP ÁN :



Đáp án: CON CÁO VÀ ĐÀN VỊT.
*** Đăng lại đề tài:

Bức họa con cáo bầy ngỗng thách thức thị giác và não bộ

Chỉ người có thị giác tốt cùng não bộ sắc bén mới phát hiện ra con cáo đang ẩn nấp ở đâu trong bức họa cổ điển này.

Bức họa dưới đây vẽ cảnh bầy ngỗng tụ họp bên bờ sông mà không biết một con cáo già đang ẩn nấp, nhăm nhe tấn công. Theo Playbuzz, bức họa từ lâu đã tạo nên cơn "sốt" và hầu hết người chơi không thể giải được.
Để kiểm tra thị giác và não bộ của mình sắc bén đến đâu, bạn hãy thử tìm vị trí của con cáo trong bức họa trước khi nó kịp ăn thịt bầy ngỗng, sau đó bạn đối chiếu với đáp án.
buc-hoa-con-cao-bay-ngong-thach-thuc-thi-giac-va-nao-bo
Xem : Đáp án
Minh Nhật

23 tháng 1, 2017

RỘN RÀNG CHỢ QUÊ NGÀY TẾT

RỘN RÀNG CHỢ QUÊ NGÀY TẾT

(Dân trí) - Tết Nguyên đán đang đến rất gần, nhiều phiên chợ quê họp những ngày giáp Tết diễn ra nhộn nhịp, tấp nập người mua kẻ bán. Chợ quê bày bán nhiều mặt hàng từ nhỏ đến lớn và lưu giữ những nét văn hóa rất riêng của người Việt.

Vào những ngày này, nhịp sống như trở nên gấp rút hơn, nhất là ở chợ. Tại một số làng quê xứ Nghệ, các phiên chợ Tết kéo dài từ ngày 23-30 Tết, tùy theo từng vùng.
Chợ quê những ngày cuối năm nhộn nhịp, đông vui nhưng không quá ồn ào. Đó không chỉ là nơi người dân mua sắm Tết, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ. Đến với chợ quê xứ Nghệ, là đến với tình người, tình quê mộc mạc, ấm áp, chân tình.
Những phiên chợ quê vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp rất xưa trong truyền thông văn hóa dân tộc. Vào những ngày cuối năm, được đi một phiên chợ quê mới cảm nhận hết được không khí xuân đang về.
Các bà, các chị vẫn quẩy trên vai đôi quang gánh, chất đầy hàng sau xe để đến chợ. Các mặt hàng được bán chủ yếu phần lớn là của nhà làm được là cây chổi, bó rau, nải chuối chưa kịp chín...
Chợ quê những ngày giáp Tết càng đông vui. Ngoài những mặt hàng ngày thường, đi chợ vào những ngày này thấy đâu đâu cũng bày bán lá dong, lạt, cây quất, cành đào. Không khí Tết làm cả khu chợ quê rộn ràng, vui tươi hơn những ngày thường.
Khi trời mới tờ mờ sáng, những người bán hàng đến chợ, bày biện hàng hóa. Còn những người đi chợ cũng đến từ rất sớm để tìm mua thực phẩm tươi ngon. Phiên chợ quê ngày Tết thường họp đến đầu giờ chiều hoặc buổi sáng, nếu càng vào những ngày giáp Tết, chợ sẽ họp cả ngày.
Mọi người đi chợ để sắm Tết, tìm mua cho gia đình những vật dụng, thực phẩm cần thiết. Có người đến chợ chỉ để tìm mua được một cành đào, có người chỉ đi dạo chơi nhưng quan trọng là tìm lại không khí Tết của phiên chợ quê.
Về quê đi chợ ngày Tết, nhiều người xa quê tìm lại biết bao nhiêu thứ để nhớ. Nhớ lại ngày nhỏ được mẹ mua cho kẹo mật, bánh nếp, bánh kê thơm phưng phức... Những lần đi chợ với mẹ hay cùng lũ bạn mải mê ngắm những chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay trên bầu trời rồi quên cả đường về nhà.
Chợ Tết còn có hương rất riêng của ngày Tết, đó là mùi của hoa quả ngày Tết, mùi của hương trầm ngào ngạt, mùi của lá dong, mùi gừng sả phảng phất đâu đó…
Chợ Tết, nhiều người như tìm về những kỷ niệm xưa, với nét văn hóa đã ăn sâu vào ký ức của mỗi người, nó là nơi thể hiện một phần đời sống của người dân. Nhiều mặt hàng quen thuộc với đời sống nông dân bày bán ở chợ quê ngày cuối năm vừa cho ta thấy những nét đẹp xưa cũ của dân tộc.
Dưới đây là một số hình ảnh rộn ràng chợ quê ngày Tết được PV ghi lại tại huyện miền núi Thanh Chương:
Mọi người chen chúc mua bán ngày cận Tết.
Mọi người chen chúc mua bán ngày cận Tết.
Người dân tranh thủ mua cau.
Người dân tranh thủ mua cau.
Cây nhà lá vườn với những trái bồ kết cũng được đem bán.
Cây nhà lá vườn với những trái bồ kết cũng được đem bán.
Từ củ gừng, củ nghệ... được bày bán.
Từ củ gừng, củ nghệ... được bày bán.
Hàng dao và liềm cũng được đem bán.
Hàng dao và liềm cũng được đem bán.
Những cái kiềng, cái cào được những thợ rèn ở Thanh Chương làm đem bán ở chợ quê trong ngày Tết.
Những cái kiềng, cái cào được những thợ rèn ở Thanh Chương làm đem bán ở chợ quê trong ngày Tết.
Đèn dầu một thuở giờ cũng được bày bán.
Đèn dầu một thuở giờ cũng được bày bán.
Đến những chiếc bánh rán, bánh chưng nhỏ do người dân tự làm.
Đến những chiếc bánh rán, bánh chưng nhỏ do người dân tự làm.
Và một trong những thứ được mệnh danh đặc sản của của xứ Nghệ là chè xanh. Chè xanh ở vùng đất Thanh Chương được xem là nơi cung cấp nhiều chè nhất.
Và một trong những thứ được mệnh danh đặc sản của của xứ Nghệ là chè xanh. Chè xanh ở vùng đất Thanh Chương được xem là nơi cung cấp nhiều chè nhất.
Những chiếc nồi đất được đem bán đủ loại.
Những chiếc nồi đất được đem bán đủ loại.
Lịch Tết, câu đối,... được bày bán rất nhiều.
Lịch Tết, câu đối,... được bày bán rất nhiều.
Hàng đậu hạt, ngô, lạc... đến cam được bày bán la liệt.
Hàng đậu hạt, ngô, lạc... đến cam được bày bán la liệt.
Mía vườn cây dài, đẹp...
Mía vườn cây dài, đẹp...
Hồn quê trong những chiếc bánh đa quạt than.
Hồn quê trong những chiếc bánh đa quạt than.
Chuối vườn nhà được bày bán để loại.
Chuối vườn nhà được bày bán đủ loại.
Tết đến mọi nhà đều sắm cho mình một cái rá, cái rổ, cái thúng... nên chợ quê ngày Tết mặt hàng này được bày bán khá nhiều, đủ loại.
Tết đến mọi nhà đều sắm cho mình một cái rá, cái rổ, cái thúng... nên chợ quê ngày Tết mặt hàng này được bày bán khá nhiều, đủ loại.
Chổi đót cũng được bày bán khá nhiều.
Chổi đót cũng được bày bán khá nhiều.
Mặt hàng lá dong, cây giang được đưa từ rừng ra bán với số lượng lớn và thu hút người mua.
Mặt hàng lá dong, cây giang được đưa từ rừng ra bán với số lượng lớn và thu hút người mua.
Chợ Tết ở quê không thiếu được mặt hàng trầu cau.
Chợ Tết ở quê không thiếu được mặt hàng trầu cau.
Thu Hiền