30 tháng 4, 2016

Đó vui ngày nghỉ cuối tuần & cuối tháng.

Làm sao chỉ di chuyển 3 viên kẹo nhưng xoay ngược được kim tự tháp?

Với điều kiện chỉ được di chuyển 3 viên kẹo, liệu bạn có thể biến kim tự tháp này xoay ngược 180 độ không?
lam-sao-chi-di-chuyen-3-vien-keo-nhung-xoay-nguoc-duoc-kim-tu-thap
Hãy di chuyển 3 viên kẹo bất kỳ để được hình kim tự tháp đúng chiều.
Đáp án: (Hình vẽ)


29 tháng 4, 2016

BIẾT ĐƯỢC ÍT NHIỀU VỀ HỒNG KÔNG

Hongkong ngày càng ngột ngạt giữa rừng cao ốc

Thế giới | 11:39 Thứ Năm ngày 28/04/2016
(HNMO)- Bộ ảnh chụp Hongkong vào thời điểm hoàng hôn chạng vạng khi những tia nắng cuối ngày bắt đầu nhường chỗ cho ánh đèn rực rỡ toả ra từ những ô cửa sổ, tác giả Romain JL cho thấy một góc ảnh đẹp, nhưng cũng mang đến cái nhìn đầy đủ về một Hongkong hiện đại đang ngày càng chật chội và ngột ngạt.
Hongkong nổi tiếng là đô thị hóa cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường cây xanh, nhưng phần lớn lãnh thổ vẫn không phát triển do các khu vực này chủ yếu là đồi núi với các sườn dốc.

Trong 1104 km² lãnh thổ, chỉ ít hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng 40% đất được dành cho công viên và các khu dự trữ thiên nhiên.

Với dân số hơn 7 triệu dân, Hongkong đang là nơi tập trung đông dân cư lớn thứ 4 trên thế giới. Bởi vậy, đa số người dân phải sống trong những tòa nhà chung cư cao chọc trời.

Đất đai chật chội cũng đã khiến thành phố này trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực trung tâm. Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu trung tâm và khu vịnh Causeway sắp hàng dọc theo Bến cảng Victoria. Bốn trong số 15 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Hongkong.












Hồng Kông: Chỗ để chết giá 2,6 tỷ đồng
(HNMO)- Mua một nơi yên nghỉ chỉ mấy chục cm2 có thể là quá khả năng với nhiều gia đình ở Hồng Kông, với giá giao động từ 73.000 đô la Hồng Kông (khoảng 215 triệu đồng) đến 890.000 đô la Hồng Kông (khoảng 2,6 tỷ đồng).
Hong Kong vẫn là nơi đắt đỏ nhất để sống và làm việc
(HNMO) - Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới cho những công ty đưa nhân viên đến làm việc, cao hơn rất nhiều so với London và New York - hai thành phố tranh nhau vị trí thứ hai trong suốt hai năm qua.
Tuấn Kiệt Ảnh: Romain JL/Boredpanda

28 tháng 4, 2016

Ông chủ tịch tỉnh từ chối dự án thép tỷ đô

Theo VietNam.net

Ông chủ tịch tỉnh từ chối dự án thép tỷ đô

“Từ chối dự án thép tỉ đô tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi.
Những ngày qua, nhiều người gọi điện thoại bày tỏ xung quanh câu chuyện môi trường biển bị ô nhiễm với hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh Trung Trung Bộ với ông Phạm Văn Chi (ảnh), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.Vịnh đẹp như thế, làm thép thì còn gì môi trường
Nhiều người nhớ đến ông Chi lúc này bởi ông là người đã quyết liệt, kiên trì đấu tranh loại dự án nhà máy thép có công suất, vốn đầu tư “khủng” ra khỏi khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cách đây chín năm với các nguy cơ môi trường có thể dẫn đến từ nó. Giá trị việc làm của ông Chi ngày càng hiện hữu, nhất là khi người ta liên tưởng đến hiện tượng cá biển chết hàng loạt đang đặt ra nghi vấn có liên quan đến hoạt động nhà máy thép của Công ty Formosa tại Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Theo hồ sơ, giữa năm 2007, Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đề xuất dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp tại vịnh Vân Phong có tổng mức đầu tư đến 11,5 tỉ USD, được xem là dự án lớn nhất Việt Nam về sản xuất thép thời điểm đó.
vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, từ chối, dự án, thép tỉ đô, ông Phạm Văn Chi, nguyên chủ tịch UBND Khánh Hòa
Một góc vịnh Vân Phong, nơi Tập đoàn Posco đề xuất xây dựng nhà máy thép.
“Lúc đó, toàn bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, hầu hết các bộ, ngành trung ương, trừ Bộ TN&MT đều thống nhất đề nghị cho xúc tiến triển khai dự án nhà máy thép của Posco. Chính vì thế, tháng 1-2008, Thủ tướng cũng đã đồng ý chủ trương cho lập dự án. Nhận thấy có quá nhiều hiểm họa đối với môi trường ở một dự án sản xuất thép lớn như thế, tôi kiên quyết đấu tranh, đề nghị không chấp nhận dự án này. Tôi nói Đầm Môn đẹp như thế mà cho san lấp, làm nhà máy thép thì còn gì môi trường. Thế nhưng trong các cuộc họp của tỉnh, tôi nói hầu như không ai nghe. Ngược lại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn ra chủ trương quán triệt đến cấp chi bộ là mọi đảng viên phải có trách nhiệm ủng hộ dự án đó. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ qua Hàn Quốc khảo sát, tham quan nhà máy thép của Posco, khi về ai cũng khen nức nở; riêng tôi dứt khoát không đi” - ông Chi nhớ lại.
Là một kỹ sư chế tạo máy, ông Phạm Văn Chi lặng lẽ đi thu thập nhiều tài liệu để phân tích, chỉ rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ đại dự án trên.
“Tôi biết rằng công nghiệp luyện gang thép là ngành công nghiệp có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên quy mô rất lớn. Tôi không nói vo mà có cơ sở khoa học, phân tích các thông số cụ thể của các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất thép. Với công suất 15 triệu tấn thép mỗi năm của dự án phải dùng bao nhiêu tấn quặng, bao nhiêu tấn than, tiêu thụ bao nhiêu ôxy, rồi thải ra bao nhiêu tấn xỉ than cùng những độc tố nào... Tôi tính toán và biết rằng mỗi năm nhà máy này thải ra hàng triệu tấn chất thải công nghiệp, phần lớn là độc hại. Với lượng chất thải như vậy, không chỉ môi trường vùng biển Khánh Hòa mà cả khu vực duyên hải Nam Trung Bộ sẽ bị tàn phá” - ông Chi nói.
vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, từ chối, dự án, thép tỉ đô, ông Phạm Văn Chi, nguyên chủ tịch UBND Khánh Hòa
Ông Phạm Văn Chi







Của để dành cho con cháu mai sau

Bản kiến nghị với những phân tích thuyết phục của ông Chi được gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng cùng các bộ, ngành trung ương. Sau khi nhận bản kiến nghị này, trung ương đã yêu cầu tổ chức hội thảo để xem xét lại dự án. Trả lời báo chí sau đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó chỉ rõ: “Cần phải có tầm nhìn dài hạn hơn trước những công trình thế kỷ như ở Vân Phong. Dự trữ tài sản của một quốc gia không chỉ là tiền bạc mà còn là đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, lợi thế tự nhiên khác. Đó là của để dành cho con cháu chúng ta mai sau”.
Kiến nghị của ông Chi cũng nhận được sự ủng hộ của Bộ TN&MT, nhất là khi Tập đoàn Posco khi ấy chưa đưa ra được giải pháp xử lý môi trường triệt để.
Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa hồi tháng 7-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý đây là dự án liên quan đến vấn đề môi trường nên phải cực kỳ quan tâm, tỉnh Khánh Hòa phải đảm bảo môi trường sạch để phát triển bền vững. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Ưu tiên số một cho việc xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong và bảo vệ môi trường là hai vấn đề không gì đánh đổi được.
Một tháng sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức không chấp thuận dự án đầu tư nhà máy thép của Posco tại vịnh Vân Phong. “Tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - ông Chi chia sẻ.
Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế trước mắt
Việc không cho đầu tư dự án nhà máy thép của Posco là hợp lý vì dự án không đánh giá, đảm bảo được môi trường chiến lược vịnh Vân Phong. Điều đó cho thấy chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy lợi ích kinh tế trước mắt. Đối với Khánh Hòa, việc bảo vệ môi trường ven biển là quan trọng nhất nhằm đảm bảo phát triển bền vững du lịch, dịch vụ. Do đó, các dự án đều được kiểm soát, giám sát rất chặt về môi trường.
Ông VÕ TẤN THÁI, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa
‘Môi trường sống của dân phải đặt lên hàng đầu’
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã mạnh dạn khước từ các dự án đầu tư béo bở hàng tỉ đôla, vì hiểu rõ những nguy cơ ô nhiễm môi trường kèm theo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân trong tương lai. Họ chọn lựa một lối đi khác văn minh hơn.
Điển hình là Đà Nẵng, TP này đã từng từ chối nhiều dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường để phụng sự cho mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành một TP đáng sống.
Cụ thể, cuối năm 2007, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và lãnh đạo TP khi đó đã quyết định từ chối các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có số vốn lên đến gần 3 tỉ USD gồm: dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép của liên doanh China Steel Corporation (Đài Loan), Sumitomo Metal Industries Corp (Nhật) và dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy của Nhật… khi các nhà đầu tư này ngỏ ý muốn đầu tư vào TP Đà Nẵng.
Ngày 5-12-2011, cũng chính ông Nguyễn Bá Thanh trong cuộc làm việc với Hiệp hội Các nhà kinh doanh châu Á đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng đã thông tin TP Đà Nẵng đang hướng tới một đô thị sạch, kiểu mẫu nên đã từ chối hai nhà đầu tư nước ngoài xin xây dựng hai dự án thép và sản xuất bột giấy có tổng vốn lên đến 4 tỉ USD.
Mới đây nhất, cuối tháng 3-2015, TP Đà Nẵng cũng thông tin đã xin được từ chối dự án lớn về dệt nhuộm vì lo sợ ảnh hưởng đến môi trường của TP. Cụ thể, một tập đoàn dệt may của Hong Kong đã đến khảo sát tại Đà Nẵng và ngỏ ý muốn xây dựng một nhà máy khoảng 200 triệu USD tại đây và một công ty của Hàn Quốc cũng đặt vấn đề cần đến 30 ha đất để làm khu liên hợp dệt nhuộm. Tuy nhiên, do hai dự án có công đoạn nhuộm có khả năng gây ô nhiễm môi trường nên TP đã từ chối hai dự án này.
Theo ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng, đối với các dự án có thể làm ảnh hưởng đến môi trường rất lớn như sắt thép thì chúng tôi tham mưu cho lãnh đạo TP không nên tiếp nhận. “Vì cái được trước mắt chúng ta đều biết là giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhưng hậu quả về sau này sẽ rất khó khắc phục” - ông Dương nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay: “Chủ trương của TP là xây dựng TP môi trường, xanh-sạch-đẹp nên không thể chấp nhận đánh đổi những dự án ảnh hưởng đến môi trường của TP”.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Anh, không chỉ hiện nay TP không “mặn mà” với các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường mà nhiều vị lãnh đạo tiền nhiệm cũng đã xác định như vậy. “Có một số dự án lên cả mấy tỉ USD nhưng TP vẫn từ chối vì thấy nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường quá. Để họ đầu tư cũng được nhưng vấn đề môi trường sống của người dân, hậu quả sau này do nó gây ra sẽ xử lý sao đây? TP luôn cân nhắc điều đó” - ông Anh nói.
Ông Anh nhấn mạnh môi trường sống của người dân phải đặt lên hàng đầu. “Định hướng chính của TP là muốn du lịch, dịch vụ phát triển trước tiên là phải có môi trường tốt. Nếu môi trường không tốt, ô nhiễm thì khách làm sao tới Đà Nẵng. Lãnh đạo TP chúng tôi có quan điểm như vậy. Khách tới Đà Nẵng để nghỉ dưỡng, ăn uống và đi du lịch mà TP ô nhiễm, bụi bẩn thì không thể chấp nhận được. Đó cũng là lý do mà lãnh đạo TP từng từ chối một số dự án lớn có ảnh hưởng đến môi trường” - ông Anh nói.
(Theo PLO)

VỢ VÀ BỒ

VỢ VÀ BỒ
Theo Tony Vũ Hoài trên FB

Vợ bên ta lúc gian nan
Bồ bên ta lúc giàu sang lắm tiền
Vợ chia ta bớt ưu phiền
Bồ thì nũng nịu đòi tiền phấn son.
Vợ chăm mẹ và chăm con
Bồ thì sớm tối chăm nom ví tiền.
Giàu nghèo gọi vợ có liền
Hết tiền bồ bảo đừng phiền nó thêm.
Vợ vì ta thức trắng đêm
Bồ - ta thất thế là tìm mới ngay.
Vợ cùng  ta chịu đắng cay
Bồ là khi ngọt mới quây đến gần.
Vợ thì gian khó đỡ đần
Bồ thì tiền bạc mới cần đến ta
Vợ bên ta lúc tuổi già
Bồ bên ta lúc xa hoa rượu trà.
Vợ bên ta lúc không nhà
Bồ bên ta lúc ta đà thành danh
Ai ơi bỏ vợ sao đành
Chỉ vì phút chốc hư danh giữa đời !



" RƯỢU LÀ RƯỢU MÀ BIA LÀ BIA"

HUYỀN THOẠI RƯỢU- BẢO YẾN


26 tháng 4, 2016

TÔI GIÀ RỒI CHĂNG?

TÔI GIÀ RỒI CHĂNG?

Vẫn có bài đăng
Ít thấy góp ý !
Chuyến đi đây đó
Chẳng ai gọi mình ?
Lên thác xuống ghềnh
Chắc không theo nổi.
Đi lễ đi hội
Không đủ sức chen
Xuống biển lên non
E rằng kiệt sức !
Tòng tâm bất lực
Xin có đôi lời
Cáo lỗi mọi người
Thưa rằng già lão !




Theo trang web Trần Nhương :

MẤY VẦN THƠ TUỔI GIÀ
Lê Thanh Dũng dịch


Mấy vần thơ Thiền về tuổi già

- Ghyslaine Delisle

Vieillir en beauté, cest vieillir avec espoir,
Être content de soi en couchant le soir.
Et lorsque viendra le point de non recevoir,
Se dire qu'au fond, ce n'est qu'un au revoir.
-----

Tuổi già đẹp là tuổi già hy vọng,
Tự bằng lòng và yên giấc ngủ say.
Đến một ngày đời quay lưng chẳng nhận,
Sẽ nhủ lòng, mình chỉ tạm chia tay.

CE N'EST QU'UN AU REVOIR !


23 tháng 4, 2016

Nhiều khách mời từ chối tham dự buổi lễ Vinh danh trí thức Việt Nam... giá 22 triệu

Nhiều khách mời từ chối tham dự buổi lễ Vinh danh trí thức Việt Nam... giá 22 triệu.

Dân trí Trao đổi với PV Dân trí, nhiều nhà khoa học và khách mời, được mời tham dự buổi lễ Vinh danh Trí thức Việt Nam... giá 22 triệu (dự kiến tổ chức ngày 23/4) khẳng định: Không bao giờ tham dự buổi lễ vinh danh này, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.
 >> Vinh danh trí thức Việt Nam giá 22 triệu: Tôi thấy đây là một sự sỉ nhục, mua bán!
 >> Nộp 22 triệu đồng để được… Vinh danh Trí thức Việt Nam?

Đề nghị trả lại uy tín và danh dự cho các nhà khoa học
Cùng nhận được thư mời và các giấy tờ thủ tục để tham dự buổi lễ vinh danh “Nhà Quản lý theo tiêu chí Đạo đức Toàn cầu/ Trí thức Việt Nam Sáng tạo và Cống hiến/ Đơn vị, Doanh Nghiệp, Doanh nhân Văn hóa theo tiêu chí UNESCO” (dự kiến tổ chức vào ngày 23/4) như nhiều nhà khoa học khác mà báo Dân trí đã phản ánh, GS.TSKH Hà Huy Bằng, Hiệu trưởng trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội, giảng viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH QGHN cho biết: “Tôi có nhận được nhiều cuộc điện thoại và thư mời của người trong ban tổ chức buổi lễ này nhưng tôi đã thẳng thừng từ chối và không tham gia. Thậm chí tôi còn phát cáu vì họ gọi nhiều lần và nói nộp tiền”.
“Sao vinh danh lại còn phải nộp tiền? Tôi không bao giờ tham gia các cuộc vinh danh này” – GS.TSKH Hà Huy Bằng khẳng định.

Thư mời của Ban tổ chức buổi lễ vinh danh tới GS.TSKH Hà Huy Bằng
Thư mời của Ban tổ chức buổi lễ vinh danh tới GS.TSKH Hà Huy Bằng
Tương tự như trường hợp của GS.TSKH Hà Huy Bằng, PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam cũng bị làm phiền từ nhiều cuộc điện thoại của Ban tổ chức mời tham gia buổi lễ vinh danh.
Được biết, trong thư trả lời những thắc mắc của PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn về cuộc vinh danh này, một thành viên Ban tổ chức đã trả lời thầy Sơn qua email như sau:
Em Chào Thầy Sơn. Em xin trả lời những câu hỏi của Thầy như sau:
Thứ Nhất: Đây là chương trình Đại Khánh Hội vinh danh các nhà Quản lý, nhà Khoa học, Trí thức Việt Nam - là hoạt động ghi nhận và tôn vinh những cống hiến có ý nghĩa của các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ Hai: DS đề cử những cá nhân được tham gia tôn vinh lần này được thu thập từ nhiều ban bộ ngành như: Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Văn Hóa, Bộ Nội Vụ, Hội Đồng chức danh GS Nhà Nước.... Dựa theo những đề cử trên và theo tiêu chí của UNESCO Việt Nam trong đợt vinh danh này, PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn là 1 trong 150 người đủ tiêu chuẩn được tôn vinh .
Thứ ba: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam hiện tại có 1 cá nhân được lựa chọn là PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn.
Thứ tư: Kinh phí hỗ trợ cho việc tổ chức chương trình bao gồm: Cúp mạ vàng, bảng vàng giấy chứng nhận Certificate theo form chuẩn của Unesco Thế Giới cho mỗi cá nhân là 18.000.000 đồng. Còn các chi phí khác bên Unesco đã có nguồn tài trợ riêng.
Cảm ơn thầy!.
“Cũng như các nhà khoa học chân chính khác, chúng tôi phản đối cách làm này của Liên hiệp các Hội UNESCO vì đây không phải là lễ vinh danh mà là lễ mua danh. Họ làm như thế là bôi nhọ uy tín và danh dự của các nhà khoa học chân chính. Rất mừng và rất may là rất nhiều nhà khoa học đã phản đối và tự chối tham gia lễ vinh danh nhưng tôi không biết có bao nhiêu trong 200 người được mời sẽ tham gia lễ vinh danh, thật đáng buồn. Tôi đề nghị báo Dân trí và cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc để trả lại sự trong sạch, uy tín và danh dự cho các nhà khoa học” - PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn bức xúc nói.

Thư mời PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn
Thư mời PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn
Khách mời trao giải: Sẽ đề nghị cơ quan chức năng làm rõ
Điều đáng buồn hơn nữa, trong Đề án lễ vinh danh có ghi rõ thành phần khách mời (dự kiến) gồm: Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Đồng chí, Bùi Thế Đức, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS. Phạm Quang Thao, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; GS.TS. Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam – triều Tiên, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam (Quỹ Khuyến học do Thủ tướng Chính phủ lập ra); PGS.TS Đàm Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân Lực…
Chiều ngày 22/4, PV Dân trí đã trao đổi với một số vị khách mời trong danh sách trên thì họ đều ngạc nhiên vì không biết mình có tên trong danh sách dự buổi lễ vinh danh. Nhiều khách mời đều trả lời không biết, không tham gia và không nhận lời bất cứ ai về tham dự buổi vinh danh này và cho biết sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam bức xúc cho biết: “Ngay từ đầu tôi đã không đồng ý tham gia cuộc vinh danh. Vậy tại sao Ban tổ chức đưa tên tôi vào danh sách Hội đồng xét duyệt, tôi sẽ kiện”.
“Tôi không tham dự buổi vinh danh này” – GS.TSKH Phạm Tất Dong khẳng định.
Như vậy, cho đến thời điểm này, qua trao đổi với PV Dân trí, một số khách mời (dự kiến) tham dự buổi lễ vinh danh “Nhà Quản lý theo tiêu chí Đạo đức Toàn cầu/ Trí thức Việt Nam Sáng tạo và Cống hiến/ Đơn vị, Doanh Nghiệp, Doanh nhân Văn hóa theo tiêu chí UNESCO” dự kiến tổ chức vào ngày 23/4 đã thẳng thừng từ chối không tham dự buổi lễ không đáng trân trọng này.
Được biết, trong Đề án vinh danh gửi tới các nhà khoa học này có ghi rõ: Chương trình được tổ chức thực hiện định kỳ, thường niên trên quy mô toàn quốc. Đơn vị bảo trợ: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Các đơn vị đồng thực hiện: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển Thương hiệu Đại Việt.
Dân trí tiếp tục thông tin về sự việc trên tới bạn đọc!.
Hồng Hạnh
(Email: vuhonghanh@dantri.com.vn)

22 tháng 4, 2016

Những cây bồ đề đặc biệt ở thủ đô

Những cây bồ đề đặc biệt ở thủ đô

Gắn liền với Phật giáo, cây bồ đề được trồng nhiều nơi ở Hà Nội, trong đó có cây hơn trăm tuổi, có cây được Chủ tịch Hồ Chí Minh hay cố Tổng thống Ấn Độ trồng.
 
Bồ đề được xem là loài cây thiêng liêng trong Phật giáo. Tương truyền xưa kia, thái tử Tất-đạt-đa Cồ đàm đã ngồi thiền định dưới gốc cây mà đạt tới chân lý, đạt tới sự giác ngộ để trở thành Phật. Ở Hà Nội có nhiều cây bồ đề được mang từ đất Phật (Ấn Độ) về trồng. Trong ảnh là cây bồ đề do Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng phía sau chùa Một Cột.
 
Dưới gốc bồ đề có đặt bia đá ghi: "Cây bồ đề này nguyên gốc cây bồ đề đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2/1958, Tổng thống Rajendra Prasad đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang thăm Ấn Độ".
 
Cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ là cây bồ đề trong sân chùa Trấn Quốc, ngôi chùa có lịch sử 1.500 năm và được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Cây là món quà của cố Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng chùa trong chuyến thăm Việt Nam và được ông trồng vào ngày 24/3/1959.
 
Cây bồ đề này còn được gọi là "cây ngoại giao" vì như một sự đáp lễ của Tổng thống Ấn Độ trước việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng tặng Ấn Độ một cây đại trong chuyến thăm Ấn Độ trước đó.
 
Cây bồ đề ở đầu đường Thụy Khuê, ngay cạnh chợ Bưởi. Theo nhà văn hóa Vũ Kiêm Ninh, cây bồ đề này phải trên trăm tuổi. Ngày xưa cây nằm trên bãi chợ Bưởi, đến khi người Pháp xây chợ vào năm 1922, dân vùng Bưởi đặt điều kiện muốn chặt gì thì chặt chứ nhất định không được chặt bồ đề.
 
Còn theo các cụ trong làng An Thái, cây đề được trồng sau khi xây dựng đình làng. Đây là ngôi đình thờ ông bà Võ Phục, hay còn gọi là ông Dầu, bà Dầu, đôi vợ chồng đã bỏ mình vì nước dưới triều Lý Nhân Tông. Hơn một thế kỷ qua, cây là chứng nhân lịch sử của đất Bưởi nói chung, làng An Thái nói riêng.
 
Cây bồ đề cổ thụ bên cạnh tam quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Theo ban quản lý Văn Miếu, cây không rõ được trồng từ bao giờ nhưng dựa vào kích thước bộ rễ thì có thể cả thế kỷ.
 
Đây có thể xem là cây bồ đề lớn nhất Hà Nội hiện nay. Tán cây xòe rộng ra khỏi khuôn viên Văn Miếu tạo một không gian xanh mát cho người dân đi lại, tập thể dục mỗi ngày.
 
Cây bồ đề ở vườn hoa Lê Nin có từ trăm năm trước. Ông Nguyễn Phạm Hùng nhà ở 85 Nguyễn Thái Học (gần 70 tuổi) cho biết, từ bé ông đã thấy cây này. Nó mọc bao quanh cây dừa có từ trước đó khiến nhiều người lầm tưởng cây dừa mọc trên cây bồ đề.
 
Thân dừa vút lên và vẫn xanh tốt dù bị cây bồ đề "nuốt chửng" cả thế kỷ qua.
Hà Thành
( Theo VNExpress.net)

* Đầu năm Bính Thân 2016, Fio đến chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây. Ảnh bên cây bồ đề:


* CÂY ĐA TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC ĐI CẦU NHẬT TÂN :

Cây đa ở Nghĩa Đô


21 tháng 4, 2016

TƯỞNG NHỚ ANH LÊ HỒNG CHƯƠNG – CHIP BÔNG

TƯỞNG NHỚ ANH LÊ HỒNG CHƯƠNG – CHIP BÔNG

Hai ngày nữa, tròn 3 năm Anh đi xa- mãi xa ở cõi vĩnh hằng !


Anh Lê Hồng Chương- Blog Bauong

Tôi ít có dịp được gặp gỡ các Thầy, Cô giáo cựu GV LSQL, dầu vậy cũng có được biết một số Thầy, Cô các bạn rất quý mến kính yêu. Trong các Thầy, tôi gặp Anh Chương được nhiều nhất, có lẽ bởi Anh dự sinh hoạt với K5 may mắn vào kỳ tôi được cùng tham dự; rồi có dịp tôi đến nhà Anh tại Giảng Võ, và thêm nữa Anh là Cựu TSQ VN –Trưởng Ban LL Cựu TSQ VN trong lần họp mặt tôi có dự .

Anh hơn tôi đúng một tuổi, tưởng chừng Anh và tôi còn rất nhiều lúc chia sẻ các chuyện – chuyện ngành nghề- chúng tôi đều nhà giáo cùng thời, chuyện người cao tuổi đã về hưu, chuyện bạn bè của cuộc sống ngày nay- rất thiết thực và cũng cả rất “ảo” (trên blog và facebook- internet), thậm chí cả việc có thể viết được gì để lại cứ gọi là có ích cho người cần muốn có hay ít nhất cũng dành cho con cháu biết đến ...
Anh làm các công việc rất cẩn thận và thật lắng nghe ... tôi cảm nhận Anh luôn giữ gìn khiêm nhường. Anh hay tự nói mình chỉ “Trình độ làng”.
 Tiếc thay, Anh đã chia tay và ra đi vĩnh viễn !
Ngày Anh mất 26-4-2013 , theo lịch âm  17 tháng 3 Quý Tỵ, hưởng dương 80 tuổi.
Hôm nay, âm lịch : Rằm / tháng Ba / Bính Thân.
Tôi không đến nhà . Tự lục tìm một ít tấm ảnh về Anh mà tôi có được, như là một nén hương thơm kính cẩn thắp lên tưởng nhớ Anh. Cầu mong mọi sự an lành.







* Hiện nay trong Danh sách Blog của Tôi vẫn còn blog Bauong (blog cuối cùng của anh Lê Hồng Chương) bài cuối vào ngày 14-01-2013.