31 tháng 3, 2016

Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài

Theo VNExpress.net

Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài

Vương quốc Chămpa hùng mạnh một thời nay chỉ còn tồn tại trong những kiến trúc cổ nằm rải rác trên miền đất Nam Trung Bộ trở vào phía đồng bằng sông Cửu Long.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Bộ ảnh được thực hiện dưới con mắt nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước. Là một nhiếp ảnh gia Việt Nam, anh từng giành hơn 300 giải thưởng từ các cuộc thi quốc tế của nhiều tổ chức, Liên đoàn Nhiếp ảnh ở các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Serbia,... Một số tác phẩm của anh từng được trưng bày ở nhiều quốc gia. Bức ảnh trên ghi lại khoảnh khắc một cậu bé mục đồng đang cho cừu ăn bằng tay. Hạn hán tại Ninh Thuận khiến việc chăn nuôi gia súc của người Chăm nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Ngoài chụp ảnh cho một số hoạt động kinh doanh, quảng cáo, nhiếp ảnh gia này còn giữ lại những khoảnh khắc đời thường từ nỗi buồn, niềm vui nhỏ của tất thảy mọi người anh gặp. Anh tâm niệm đó là những điều anh muốn viết thêm vào cuốn nhật ký của mình. Nguyễn Vũ Phước chụp cảnh trẻ em chơi đùa trên cồn cát Nam Cương.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Bóng phụ nữ người Chăm đổ dài trên cồn cát Nam Cương.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Những thiếu nữ chơi đùa trên đụn cát.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Sống giữa miền đất khô hạn, những cô gái Chăm vẫn có thể tạm quên đi nhọc nhằn nhờ trò té nước giản đơn mà đầy ắp tiếng cười.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài đang rảo bước trước Po Klong Garai, khu di tích Chămpa cổ vốn nằm gần công quốc Chăm thời trung cổ.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Nụ cười rạng rỡ của phụ nữ Chăm dưới bóng hoa sen.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Giờ kể chuyện - Trong văn hóa Chăm, những người có tuổi luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy thế hệ trẻ.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Người Chăm vốn nổi tiếng với những tác phẩm tinh xảo làm từ gốm. Một trong những ngôi làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á chính là Bàu Trúc.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Người Chăm đang làm lễ trong lễ hội Kate. Vào dịp này, người Chăm sẽ tưởng nhớ đến những vị anh hùng dân tộc đã mất trong khi ăn mừng tương lai sắp đến. Người chết được mai táng dưới lòng đất trong tư thế đầu nằm dưới đá.
Dân tộc Chăm đẹp bình dị trên báo nước ngoài  
Hoàng hôn trên cánh đồng cát bất tận nằm gần Phan Rang.
Phạm Huyền (theo Boredpanda)

29 tháng 3, 2016

BÀI THƠ TUỔI GIÀ

* Sưu tầm trên mạng
BÀI THƠ TUỔI GIÀ
http://www.geo.fr/var/geo/storage/images/voyages/vos-voyages-de-reve/inde-de-new-delhi-au-rajasthan/vieil-homme-a-udaipur-rajasthan/527073-1-fre-FR/vieil-homme-a-udaipur_940x705.jpg
Lâu nay cứ tưởng mình già
Bây giờ mới biết quả là y chang
Suốt ngày nói chuyện thuốc thang
Gặp nhau lại kể cả tràng chuyện xưa
Tivi dỗ giấc ngủ trưa
Sức khoẻ lại giảm, mắt mờ, da nhăn
Đọc chữ phóng đại mấy trăm
Lại còn đãng trí, tần ngần, hay quên
Cả ngày mỏi mắt đi tìm
Hết tìm khoá cửa lại tìm khoá xe
Nhiều hôm thăm viếng bạn bè
Được dăm ba phút nằm phè ngủ ngon
Tóc bạc chen chúc tóc non
Không dám nhổ nữa sợ còn bình vôi
Kiến thức mới nuốt chẳng trôi
Bước ra khỏi cửa trùm người áo len
Ra đường chẳng ai gọi tên
Cứ gọi chú, bác có phiền hay không ?
Khi lên xe buýt dẫu đông
Dăm người nhường chỗ 'Mời ông cứ ngồi
Lại hay nhạy cảm, tủi đời
Thích được săn sóc hơn thời ngày xưa
Thấy tình nhân trẻ vui đùa
Mà lòng chua xót phận vừa cuối thu
Xuốt ngày trung tiện lu bù
Cơm thì phải nhão, phở cho thật mềm
Thích nghe tiếng hỏi, lời khen
'Lúc này thon thả, trẻ hơn dạo nào'
Thức ăn cứ lấy ào ào
Ăn thì chẳng nổi mà sao cứ thèm
Ngủ trưa giấc cứ dài thêm
Đứng, ngồi, 'chuyện ấy' ngày thêm chậm rì
Đánh răng, tìm thuốc loại gì
Để răng được trắng không thì khó coi
Cà phê chỉ hớp một hơi
Đêm về trắng mắt nhìn trời đếm sao
Gặp người cùng tuổi như nhau
Thường hay hỏi 'Bác thế nào ? Khoẻ không?'
Cell Phone thì khổ vô ngần
Lúng ta lúng túng thường không trả lời
Để chuông reo mãi một hồi
Mở ra thì đã chậm rồi còn đâu ?
Bệnh tật nó đến từ đâu
Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường
Tránh né việc nặng là thường
Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài
Đi chơi càng khổ gấp hai
Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe
Giữ thân cho khỏi tròn xoe
Vòng hai sao cứ bè bè phình to
Thang lầu càng nghĩ càng lo
Chỉ sợ trượt ngã khổ cho thân này
Ngủ thì chẳng ngủ được say
Bốn năm giờ sáng dậy ngay tức thì
Sinh nhật, sinh nhiếc làm gì
Cái chuyện lẻ tẻ ấy thì nên quên
Vẫn hay nhìn kiếng thường xuyên
Xem chân dung đã trở nên thế nào
Buồn tình đếm thử xem sao
Bao nhiêu triệu chứng ấy bao nhiêu già !
(Vô Danh)



26 tháng 3, 2016

LÀNG


LÀNG (BLOG)

Làng, hiện hữu.
Nhưng cũng lạ, không lập bản đồ, chẳng có Quyết định thành lập hay công nhận, cũng không danh bạ cử tri dân biểu.
Làng có cư dân, có tôn chỉ rõ ràng, có Đình, có Mõ.
Cư dân có biệt thự, cư xá, cửa hàng biển hiệu đăng ký phân minh.
Có một thời gian Làng phồn thịnh tấp nập. Nay có phần vơi vắng nhưng vẫn còn đây “xanh bóng tre”(1). Cư dân ra Đình không nhiều như ngày cực thịnh nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng đi về.
Tôi già nhiều rồi chăng? Đã quá “bát”, lấy đâu sung sức? “Còn gì nữa đâu”(2), cũng không ham “uống rượu luận anh hùng”(3)! Cũng nghĩ kiệm lời chẳng nên thốt lên tự động viên “Ta, tráng sĩ hề “ (4) buồn cười quá!
Nhưng mà cứ không ra Làng là thấy thơ thẩn làm sao ?

Đôi vần về Làng.
Chắc là chưa đạt ý và còn thô thiển, nhưng dẫu sao cũng là góp tiếng nói về Làng.
Mong các cụ, các bạn bổ sung hoặc góp ý chỉnh sửa. Trân trọng cảm ơn.

Làng là ai ? Làng là ta
Chung tay xây dựng thì ra một Làng.

Làng từ đâu? Tự nơi mình
Vốn cùng nguồn cội; lá cành bên nhau.

Làng có gì? Có thân thương
Sáng khuya sớm tối vẫn thường thăm nom.

Làng bền không? Sao không bền
Có khi nồng đượm, có phen nhọc nhằn!
Khi thuận lợi, lúc khó khăn;
Lúc đông, lúc vắng, còn Dân có Làng.

Làng đẹp không? Đẹp nghĩa tình
Nhân văn, Trí tuệ, lời bình, chuyện vui.

Làng mai sau? Sẽ thế nào?
Đi vào lịch sử sắc màu hôm nay.

Còn trà còn rượu xuân này
Nâng ly, cạn chén vui say ở Làng.

Hà Nội, 25 / 3 /2016

(1) Ca khúc LÀNG TÔI- Văn Cao : " Làng tôi xanh bóng tre ..."
(2) Ca khúc của PHẠM DUY: Còn gì nữa đâu.
(3) TAM QUỐC DIỄN NGHĨA: Hồi 21 "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng"
(4) Khúc ca Phạm Thái: " Ta tráng sĩ hề, Lòng không mềm bằng kiếm .  Ta anh hùng hề, sự nghiệp có đầy trông đôi mắt mỹ nhân ..." (Hay là: Khúc ca tiếu ngạo: Ta tráng sĩ hề, gặp thời loạn lạc. Như cá gặp nước hề
, tha hồ vẫy vùng ...)




24 tháng 3, 2016

CHUYỆN Ở HÀN QUỐC

Người phụ nữ vứt 400 triệu ra đường và cái kết bất ngờ

Một phụ nữ Hàn Quốc đã ôm cả đống tiền 22 triệu won( hơn 19.000 USD khoảng 400 triệu VND) đi rải ở quảng trường Seoul để chồng và con trai không thể cướp tài sản của mình.
Chiều 21.3, một sự kiện được coi là chấn động dư luận đã xảy ra tại Seoul Plaza, Thủ đô Seoul - Hàn Quốc. Một người phụ nữ trung niên đã rải tiền ra khắp quảng trường, số tiền ước tính là 22 triệu won (tương đương 400 triệu VND), bà cho rằng cuộc sống và số tiền của bà đang bị đe doạ bởi chồng và con trai, chính vì thế mà bà muốn "tiêu tán" toàn bộ chúng trước khi người thân tìm cách hãm hại và cướp tài sản của bà.
Sự việc trên không có gì là quá gay cấn, tuy nhiên điều đáng nói là trong toàn bộ câu chuyện trên, khi những tờ 1000 won, 2000 won và 5000 bay khắp quảng trường, không có một người dân Hàn Quốc nào hốt hoảng chạy tới nhặt tiền, ngược lại, phản ứng của họ trước sự việc trên là hoàn toàn bình thản và tiếp tục đi qua quảng trường như không hề có chuyện gì xảy ra. Cảnh sát địa phương đã giúp người phụ nữ này gom lại số tiền bị mất - trong khi đó, người dân không đụng đến một tờ tiền nào.
tung tiền ra đường, cướp tài sản, chồng con hãm hại, ôm tiền đi vứt, đồng won, Hàn Quốc, Seoul
Cảnh sát giúp người phụ nữ gom lại số tiền.
Cảnh sát cũng cho biết người phụ nữ này trên thực tế đã "cố tình" khước từ quyền sở hữu tài sản trước công chúng như vậy, cho nên nếu xét theo luật người dân không hệ phạm pháp nếu họ nhặt những tờ tiền đó.
Bằng lý do nào mà người dân Hàn Quốc có một kỷ luật thép như vậy?
Nếu bạn sống ở xã hội này, bạn vẫn sẽ thấy sẽ còn những ông cụ bà ngoài 80 vẫn phải đi kéo xe bán đồ tái chế, bán hạt dẻ tới tận đêm khuya và ngủ tại ga tàu điện ngầm vào mùa đông để giữ ấm. Cả Ga tàu Seoul rộng lớn như vậy, vẫn là nhà của hàng chục người vô gia cư đó thôi. Vậy tại sao không một người dân nào nhặt tiền của người khác? Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này theo một vài góc độ sau:
Seoul ngày nay đã trở thành một trong những thành phố không ngủ hàng đầu thế giới, nhưng ngạc nhiên thay - an toàn nhất trên thế giới. Nam thanh nữ tú có thể đi bar đến 4 giờ sáng mà không phải lo lắng về chuyện an ninh. Túi có thể đeo hờ cả ngày lủng lẳng không khoá mà chẳng mất đến một đồng, thẻ tín dụng làm mất năm ngày không thấy ai tiêu. Có thể bạn không biết, nhưng hệ thống CCTV (Camera theo dõi) ở đây vô cùng dày đặc và có tính xác thực cũng như chính xác rất cao. Có người nói rằng, cứ ít nhất 7 giây, bạn sẽ xuất hiện trên một màn hình CCTV khác nhau và nếu cần thiết, cảnh sát ở Hàn Quốc có thể làm nên một cuốn phim về một ngày của bạn. CCTV có mặt ở khắp mọi nơi, từ taxi, bến tàu điện, ven đường, ngân hàng,... mọi hoạt động của bạn đều bị kiểm soát rất chặt. Chính vì vậy mà ý thức của người dân bắt buộc phải lên cao, cho dù là bắt nóng hay phạt nguội, bạn cũng khó lòng thoát tội khi đã làm chuyện sai trái.
tung tiền ra đường, cướp tài sản, chồng con hãm hại, ôm tiền đi vứt, đồng won, Hàn Quốc, Seoul
Tính kỷ luật của người dân Hàn Quốc rất cao dù nhiều người vẫn đang rất khỏ khăn, vô gia cư
Thứ hai, nếu đã một lần phạm phải tội ăn cắp, ăn trộm hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến tài sản cá nhân của người khác - vết nhơ đó sẽ theo bạn trong mọi bộ hồ sơ đi xin việc, đi làm hay khi có một mối quan hệ mới. Người Hàn rất trọng việc có một hình ảnh sạch sẽ, không dính líu đến những thứ như vậy. Họ hiểu rằng một chút lợi ích bây giờ sẽ không mua được cái thể diện về lâu về dài, cho nên dù thế nào cũng không muốn phạm pháp.
Không phải tự nhiên mà người Hàn sinh ra đã có kỷ luật thép như vậy. Ngoài chuyện ngồi tù, phạt tiền khi phạm pháp ra thì việc được rèn luyện từ nhỏ đã có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của người dân. Nếu phát hiện ăn cắp ăn trộm, hoặc lấy đồng tiền không xứng đáng với công sức của mình, không thuộc về mình thì sẽ có thể bị phạt đánh từ khi còn là học sinh, bị cả nhà trường kỷ luật và bị chính cộng động xung quanh mình ghẻ lạnh, xa lánh. Với những năm tháng khắc nghiệt như vậy, người Hàn không có thói quen "sờ vào thứ không phải là của mình". Các bạn cũng nên nhớ rằng, Hàn Quốc là một đất nước đặt nặng lề thói, nghĩa giáo của Khổng Tử. Việc làm một người đúng đắn, chính trực có ý nghĩa đối với họ nhiều hơn là lợi ích nhất thời rất nhiều.
Cuối cùng là việc khen thưởng người tốt, phạt người xấu rất phân minh. Khi bạn sống trong một xã hội mà bạn biết chắc rằng mình làm đúng sẽ được bảo vệ, được trân trọng và được yêu quý thì rất khó để tâm tính trở nên xấu xa. Từ khi còn rất nhỏ, nếu làm những việc tốt cho cộng đồng, các em bé ở Hàn Quốc đã luôn được khen ngợi và đề đạt để tiếp tục phát huy. Việc giáo dục một con người không phải là chuyện một sớm một chiều, để có thể làm cho ý thức người dân trở nên mạnh mẽ như vậy, là công việc của cả một chế độ và một đất nước. Nếu luật pháp có nghiêm trị, nhưng bản thân con người không cảm thấy được giá trị thật sự của họ, được bảo vệ thì sẽ rất khó để trở thành một người tốt.
Theo Dân Việt

23 tháng 3, 2016

Cháu ngoại giành vòng nguyệt quế cuộc thi Rung chuông vàng Tiếng Anh năm 2016- Khối lớp 4

Ba gương mặt quán quân Rung chuông vàng 2016- Trường Tiểu Học Lý Thái Tổ, Hà Nội.

15:44:00 PM 22/03/2016
Trích theo Trang Web của Trường Tiểu Học Lý Thái Tổ, Hà Nội.
*KHỐI 3: Minh Phương- Lớp 3A1 
*Và đây: KHƯƠNG HÀ PHƯƠNG, cháu ngoại; KHỐI 4.
Nếu Minh Phương chưa phải là cái tên quen thuộc với nhiều người thì bạn Khương Hà Phương, học sinh lớp 4A5 lại được nhiều thầy cô và các bạn biết đến qua những lần nhận phần thưởng về thành tích học tập xuất sắc nhiều môn cũng như hình ảnh trên sóng truyền hình với tư cách là thành viên của đội Những nốt nhạc vui thi chương trình Ngôi sao Bibi. Mới học lớp Bốn nhưng Hà Phương đã sở hữu một bảng thành tích đáng mơ ước: Hai lần là quán quân Rung chuông vàng Tiếng Anh năm học 2014-2015 và 2015-2016, học giỏi đều các môn Toán, Tiếng Việt, đồng thời là học sinh hệ Sơ cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia môn Violin. Mỗi tuần, ngoài ba buổi học đàn, một buổi học tiếng Anh, Hà Phương cũng không quên những giờ chơi bóng rổ cùng các bạn hay miệt mài trước những bức tranh đầy màu sắc. Tâm sự về ước mơ của mình sau này, bạn mong được trở thành một nghệ sĩ biểu diễn Violin xuất chúng và chắc chắn những hành trang hôm  nay sẽ chắp cánh cho bạn tới với tương lai thật tươi sáng.



Khương Hà Phương, học sinh lớp 4A5 hai lần là quán quân Rung chuông vàng Tiếng Anh
năm học 2014-2015 và 2015-2016

* KHỐI 5;Lớp 5A5: Lê Đức Anh.

* Cháu Khương Hà Phương ngày Tết đến nhà Ông Bà ngoại:
Cô bé áo đỏ. (Ngày mồng 1 Tết)



Cháu Khương Hà Phương - Năm 2015
Đang chơi violin tại nhà cho mẹ cháu nghe.



22 tháng 3, 2016

Những ngôi làng thanh bình khiến bạn chỉ muốn sống ở đó cả đời

Những ngôi làng thanh bình khiến bạn chỉ muốn sống ở đó cả đời

Nếu bạn muốn rời xa thành phố phồn hoa, sôi động để tìm kiếm một không gian sống yên bình, những ngôi làng dưới đây chắc chắn sẽ níu chân bạn.


Telč là một thị trấn ở miền nam Moravia, gần Jihlava, Cộng hòa Séc. Thị trấn được thành lập vào thế kỷ 13. Nơi đây có một lâu đài lớn thời Renaissance, và một ao cá lớn bao quanh quảng trường.
Thị trấn duyên dáng Bled ở Slovenia nép mình bên dãy Alps Julian. Hồ nước xanh ngọc bao quanh lâu đài Bled tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đến mê hoặc.
Ngôi làng nhỏ nhắn, xinh xắn Gruyères của Thụy Sỹ nằm ở độ cao 800 m. Làng Gruyères được mệnh danh là "thiên đường ở trên cao" và là quê hương của loại pho mát nổi tiếng cùng tên.
Yangshuo, Trung Quốc luôn là một địa danh lý tưởng để nghỉ dưỡng bởi khung cảnh yên bình, đẹp như một bức tranh.
Làng Cong ở Ireland nằm trên eo đất nối kết các hồ Corrib và Mask, sát bên làng Neale và Cross. Điểm nhấn của ngôi làng là lâu đài Ashford thời Victoria.
Portree, Scotland là ngôi làng thơ mộng soi bóng bên dòng nước. Nơi đây thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tạm rời xa thành phố sôi động.
Giethoorn ở Hà Lan có thể được coi là ngôi làng yên bình, thơ mộng nhất trên thế giới vì nó nổi hoàn toàn trên mặt nước, không có đường cái.
Albarracín ở Tây Ban Nha với những tòa nhà cổ kính, thực sự thích hợp để làm không gian sống yên tĩnh.
Albarracín ở Tây Ban Nha với những tòa nhà cổ kính, thực sự thích hợp để làm không gian sống yên tĩnh.
Ngôi làng quyến rũ Mürren ở Thụy Sĩ nằm trên ngọn núi cao ngất, và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống xô bồ bên ngoài. Cách duy nhất để tới thăm quan ngôi làng là đi cáp treo lên trên đó.
Ngôi làng Annecy được mệnh danh là Venice của Pháp nép mình bên dãy núi Alps hùng vĩ. Thị trấn này được người La Mã xây dựng từ năm 50 trước công nguyên.
Theo VOV
 * Fio (sưu tầm thêm trên mạng): Vài hình ảnh về Yangshuo (Dương Sóc) thuộc Quế Lâm, Quảng Tây, dân tộc Choang TQ- gần VN chúng ta.





21 tháng 3, 2016

Còn một quả “bom” nữa chờ nổ

Còn một quả “bom” nữa chờ nổ

Tôi biết chắc đây chưa phải là vụ nổ cuối cùng, không phải vì bom đạn chiến tranh vẫn còn đâu đó trên đất nước này. Mà bởi còn một trái "bom" ý thức đang trực chờ nổ bất cứ lúc nào. Nó ở trong đầu những người chặc lưỡi sau tay lái. Nó nằm trong đầu những người đang đầu độc đồng bào mình, đầu độc chính mình ẩn chứa sau sự ngu dốt.
Cảnh đốt bom trong một MV của ca sĩ Lý Hải.

Những thông tin sơ bộ về vụ nổ tại Văn Phú- Hà Đông từ Bộ Công an cho thấy nguyên nhân “có liên quan đến vật liệu nổ”. Nhưng cái đáng bàn lại là việc sẽ chẳng có người Việt nào ngạc nhiên nếu đó là một vụ “cưa bom”. Tôi nhớ năm 2014, ca sĩ Lý Hải, trong MV “Anh tự làm anh đau”, đã chế cảnh cưa bom, và cả “nướng bom” tự sát. Có câu thoại “Nếu nó nổ, không phải chỉ tao và mày chết, mà ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ chung của cả xóm này”. Rồi, năm ngoái, nhân scandal “Bạn An dũng cảm” trong sách hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh, mạng xã hội tràn ngập tấm ảnh chế “Thầy giáo đem một quả bom đặt lên trước lớp yêu cầu các bạn dùng cưa để...cưa”. Hay xa hơn, là chuyện tiếu lâm về 2 ông mũi tẹt da vàng mang bom lên sân khấu cưa khiến ngay cả những thương hiệu toàn cầu về lòng dũng cảm như Cao bồi Mỹ, Samurai Nhật... cũng phải chạy mất dép Các bạn có để ý không? Phi người Việt, chẳng ai hiểu nổi cái MV của Lý Hải, bức hình chế chuyện dũng cảm cưa bom, hay câu chuyện tiếu lâm của chúng ta. Chỉ bởi một lẽ đơn giản. Bom không ở trên máy bay, không nằm trong kho quân dụng chỉ có thể là khủng bố hoặc đánh bom tự sát. Bởi đơn giản, mấy ngàn năm lịch sử loài người, không có nơi đâu, chẳng có bất cứ ai - ngoài người Việt mưu sinh với những trái bom. Ngày N, tại Phú Yên, ông T và anh A đào được một quả bom. Họ mang cưa lấy thuốc. RIP họ Ngày N+, tại Đồng Nai, ông M và ông H cưa 1 trái bom để lấy thuốc nổ. 2 người sau đó văng xa hàng chục mét. Không toàn thây. Và đến hôm qua! Vật liệu nổ. Một cái hố 4x2m. 5 người chết. 6 người bị thương! Tôi biết chắc đây chưa phải là vụ nổ bom cuối cùng, không phải vì bom đạn chiến tranh vẫn còn đâu đó trên đất nước này. Mà bởi còn một trái bom ý thức đang trực chờ nổ bất cứ lúc nào. Nó ở trong đầu những người chặc lưỡi sau tay lái. Nó nằm trong đầu những người đang đầu độc đồng bào mình, đầu độc chính mình ẩn chứa sau sự ngu dốt. Quả "bom" ấy không nằm trong chỉ những trái bom! Tấm phản quang, gương cầu, thanh hộ lan- vào hàng sắt vụn. Bù loong cầu, nắp cống gang, lõi sắt cột điện- quy thóc. Ngay cả dây điện, cáp quang biển...cũng được “lượm ve chai” không từ thứ gì. Có điều gì mà chúng ta không dám làm? Có thứ gì mà chúng ta không ve chai bỏ miệng?
Cưa bom- chuyện thường ngày ở huyện.

Hôm qua, có người cải lương rằng “có ai muốn cưa bom để sống đâu!”. Đúng là như vậy, nhưng cưa bom để sống chính là việc tự sát bất chấp cả mạng sống của người khác. Chúng ta nhân dành nghèo khổ! Chúng ta nhân danh quẫn bách! Chúng ta nhân danh thiếu hiểu biết! Và chúng ta nhân danh cả sự bất cần đời để tự chết và kéo theo cái chết oan uổng của những người không muốn chết khác! Hôm qua, trên đường Văn Phú, một đứa trẻ trong tấm áo tím đã chết đau đớn và oan ức! Chắc ở đâu đó, nó không bao giờ tha thứ cho những ngụy biện về mưu sinh, về thiếu hiểu biết, về gì gì đó! Còn một quả bom chờ nổ! Và quả bom ấy không nằm trong trái bom. 
Theo Lao động

20 tháng 3, 2016

Sự tích về hoa gạo

Sự tích về hoa gạo- Còn gọi là hoa mộc miên.
( Theo trên mạng )



Ở một bản nọ có chàng trai nghèo khoẻ mạnh, yêu cô sơn nữ xinh đẹp. họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng. Dân bản trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thuỷ chung.

Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: "Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người xem xét lại".

Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: "Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc xao nhãng".

Thần Sấm thưa: "Một mình thần không làm xuể. Xin người giữ chàng trai này lại giúp thần làm mưa". Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng trào ra.

Nói về cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: "Xin người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần". Thoả nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống.

Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Người ta gọi đó là hoa gạo, loài hoa đỏ rực như tình yêu nồng thắm.