30 tháng 3, 2013

NGƯỜI GIÀ SỢ GÌ ?

* Bài đăng theo Dân trí.


Nỗi sợ của người già
Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên: “Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?”. Tức thì ông bạn trả lời: “Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là… chết đói!”.



Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách hiểu giản đơn thì hằng ngày người già ăn uống có tốn kém bao nhiêu?
Năm tháng trôi qua, tôi đã tìm đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng: “… Con người sống ở trên đời có tám nỗi khổ, thì tuổi già… là một trong những nỗi khổ được coi là khủng khiếp nhất!”
Bởi ngoài xã hội, người có địa vị, chức tước cao, họ càng có nhiều quyền lực. Mỗi lời nói, mỗi bước đi, họ sẽ có nhiều người lắng nghe, có lắm kẻ vâng người dạ. Song với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình thì ngược lại. Bởi các cụ tuổi đời ngày một cao đâu còn làm ra hạt thóc, củ khoai… Dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông, là bà, là cụ, là cố… nhưng sức khỏe ngày một kém; bệnh tật ngày một nhiều. Do đó tiếng nói và uy tín của các cụ sẽ ngày một tụt dốc và hết phần tác dụng.
Lúc đó, trong không ít gia đình, chân lý và lẽ phải sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền.
Thế nên, cái sự … “chết đói “ mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được chứng minh đâu phải vì người già không có gì ăn. Mà do sự ứng xử nhạt nhẽo, thậm chí hắt hủi tệ bạc của con cháu.
Chúng ta đang sống trong thời đại nền khoa học văn minh đem lại lắm cái được, nhưng cũng làm mất đi không biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng. Khi mà sức mạnh của đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía.
Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có một phòng riêng biệt, cửa đóng then cài... Tình cảm của họ chỉ còn là những viên sỏi không hồn, huống hồ thân phận người già!
Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã không còn tác dụng?
Đó còn là những người ở tuổi về già mà không có lương hưu. Hoặc ít nhiều trợ cấp không đủ sống mươi lăm ngày và hơn thế. Dẫu rằng pháp luật có lời bênh vực “người già được quyền nghỉ ngơi, được quyền hưởng thụ, được quyền chăm sóc” nhưng nếu “sổ đỏ” cách đây ít năm đã trót sang tên cho con, thì các cụ chỉ còn là hai bàn tay trắng với tuổi già mà thôi
Dường như cũng đã lường được tình huống này nên người xưa có dạy: “Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến các thế hệ nối tiếp. Nhưng chúng ta cũng chỉ nên “nhìn” bằng một mắt - còn một mắt phải dành “nhìn” cho chính bản thân mình.
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già vốn tự trọng và hay tủi thân. Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải, đem cả đất đai nhà cửa giao cho con, cho cháu rồi ngồi đó mà chờ lòng hiếu thảo, cầu mong sự hảo tâm của chúng, thì thôi rồi… cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt”.
Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có, hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa.
Theo Trần Ngọc Lân
PLVN

29 tháng 3, 2013

Lá thư của con trai PGS Tôn Thất Bách viết cho Bố đã mất

* Đăng theo VNExpess.net


Con trai PGS Tôn Thất Bách viết thư cho bố nhân ngày giỗ
9 năm qua, cứ tới ngày giỗ PGS Tôn Thất Bách, người con trai Tôn Hiếu Anh lại viết thư cho bố. Thay cho nén hương, lá thư là cách đứa con này nhớ về bố, người thầy thuốc đáng kính.
"Gia tài của bố", bức thư thứ 9 Tôn Hiếu Anh viết nhân ngày giỗ PGS Tôn Thất Bách đăng trên facebook hôm 26/3 khiến đồng nghiệp, học trò, bạn bè của gia đình Tôn Thất, đều xúc động. Những dòng chia sẻ của con trai PGS nhận được tình cảm yêu mến, kính trọng của cộng đồng.
Hiếu Anh chia sẻ, anh viết bức thư trước 0h ngày 25/3 như lời tâm sự, thủ thỉ của cậu con trai lâu ngày chưa được gặp bố và cả sự tiếc nuối vì không theo được ngành y giống ông nội, bố và mẹ. "Bố biết không, 9 năm đã qua, mỗi dịp 20/11, Tết âm lịch, giỗ bố 26/3, giỗ ông 7/5, nhà mình vẫn chật kín người. Các lớp học trò của bố nay đã trưởng thành. Họ dẫn học trò tới thắp hương và giảng giải về thành tựu khoa học của ông và bố. Tự hào lắm!", Hiếu Anh viết.
Trong thư, Hiếu Anh khẳng định gia tài bố để lại không phải tiền hay kiến thức y khoa mà là những người bạn của bố, ngôi nhà ở Lương Sơn, nơi chứa bao tình cảm của gia đình và email đầu tiên cũng là cuối cùng hai bố con viết cho nhau. Sự quan tâm hay cái cách luôn để riêng một chén rượu của những người bạn dành cho bố khiến Hiếu Anh hiểu được sự tồn tại của tình bạn chân chính trong cuộc sống này, giúp anh nhận ra mình "quá ư hời hợt", "không biết cách chơi với bạn như bố đã làm". 
PGS Tôn Thất Bách và con trai Tôn Hiếu Anh.
Hàng năm, chỉ đến ngày giỗ, Hiếu Anh mới dám cho phép mình giãi bày cảm xúc trong bức thư gửi bố. Với anh, mỗi lần nhắc đến bố là thêm một lần gợi lại cảm giác "chết lặng" như lúc nghe tin ông mất. Những năm đầu khi bố mới qua đời, Hiếu Anh thường viết thư tay hoặc email rồi gửi vào hòm thư của PGS Bách.
Ngày ông mất, 26/3/2004, Hiếu Anh đang du học ở Anh. 8h sáng giờ Việt Nam và khi đó là đêm ở Anh, Hiếu Anh vui mừng nhận được email đầu tiên bố viết và lập tức viết thư trả lời, nhưng "bố đã không kịp đọc". "Tại sao hôm qua còn nhận được email của bố mà hôm nay cơ sự lại thế này? Không hề bối rối mà bình tĩnh đến lạ thường. Đến tận bây giờ mình mới hiểu đó là cảm xúc chết, chết lặng trong lòng. Không một giọt nước mắt. Máy bay hạ cánh gặp 3 người đi đón và cảm nhận cái vòng tay ấm áp, chia sẻ. Vỡ tan, vẫn không hề tin và ước ao về đến nhà thấy mọi chuyện vẫn bình thường", trích blog của Hiếu Anh hôm biết tin bố qua đời.
Theo Hiếu Anh, bố đã nhìn được hồi kết của mình nên dặn hết những gì cần thiết, đã email cho con ngay đêm trước khi đi công tác, ôm chú Thạch khóc, gọi cho mẹ thăm hỏi như thường lệ, dặn con gái phải chăm lo cho mẹ và kịp chia sẻ ý đồ xây dựng Bệnh viện Việt Đức với chú Thạch cụ thể.
Trong ký ức của Hiếu Anh, bố nghiêm khắc nhưng hài hước và tình cảm. Ngày nhỏ, anh và chị gái thường ao ước đến Tết để cả gia đình sum họp, được nhìn bố gói bánh chưng, mổ gà rồi cùng đón khoảnh khắc giao thừa. Hàng ngày, bố mẹ bận công việc trong viện nên chỉ có hai chị em ở nhà chăm nhau, chỉ có bữa tối là thời gian cả nhà gặp nhau. Bữa tối cũng là nỗi ám ảnh của Hiếu Anh vì "nghe chuyện bệnh nhân, ca mổ, bệnh viện, chuyện chuyên môn" và bị bố mắng.
Việc này diễn ra liên tục trong nhiều năm tạo cho chị em Hiếu Anh phản xạ là tìm mọi cách để vắng mặt vào bữa ăn hoặc ăn trước rồi về phòng đóng cửa kín mít. "Ngày Tết không mắng" là món quà của bố dành cho chị em anh. Trong những ngày ấy, Hiếu Anh tha hồ ngủ ở nhà hoặc đủ can đảm ngồi gần bố một lát.
Con trai PGS Bách tâm sự, chưa bao giờ anh ở gần bố được 2 phút và luôn đứng cách ông khoảng cách an toàn là 5 mét. Sau này khi anh trưởng thành, PGS Bách mới chia sẻ với con trai nỗi ân hận vì đã làm các con sợ khiến bố con xa cách.
          Bức thư: Xem ở dưới ...
Thời thơ bé thì mong đến Tết nhưng kể từ khi bố mất, Hiếu Anh sợ Tết, không đón giao thừa cũng như bỏ qua thói quen đi chơi năm mới. Anh kể, mỗi người trong nhà đều có những ký ức về bố nhưng không bao giờ dám kể ra, tránh gặp nhau trong những ngày Tết vì sẽ làm người khác buồn. "Bây giờ mẹ cũng chưa dám xem album ảnh hay sờ vào đồ đạc của bố. Còn tôi sợ ngửi mùi không khí của Tết, sợ gặp những người bạn của bố", Hiếu Anh cho hay.
Mặc dù hay bị bố mắng nhưng Hiếu Anh luôn cảm nhận được sự quan tâm, theo sát của ông dành cho mình. Năm mới sang Anh, lúc đi học về, Hiếu Anh nhận được điện thoại của bố từ Việt Nam thông báo "Giao thừa rồi con ạ". Những lần hai bố con cùng nhau hút thuốc, tâm sự, luôn là kỷ niệm đẹp trong ký ức Hiếu Anh.
Anh bảo, trong vô số lần bị ăn đòn có một lần "bị oan" vì bố hiểu nhầm lấy đá ném chị gái. Cái tát giáng trời của bố tới giờ Hiếu Anh vẫn nhớ và thỉnh thoảng nhắn tin "khoe" chị gái. Mỗi lần nhớ đến bố, chị em Hiếu Anh lại cùng ôn lại kỷ niệm.
Đến giờ, người nhà bệnh nhân hay những người được PGS Bách cứu sống vẫn thường qua lại thăm hỏi và thắp hương cho ông ngày giỗ. Hiếu Anh bảo, không ít người trong số đó giờ trở thành thân thiết với gia đình anh. Trong những câu chuyện bệnh nhân kể, Hiếu Anh biết bố thường giúp đỡ họ về tài chính hoặc động viên về tinh thần.
37 tuổi, Hiếu Anh đang làm biên tập viên thời trang ở đài truyền hình và chưa có dự định kết hôn. Hiện anh sống cùng mẹ ở ngôi nhà trên phố Lê Thánh Tông (Hà Nội). Không theo ngành y mà học về thời trang, Hiếu Anh vẫn tự hào vì "dẫu không thể nào so được với ông và bố, nhưng con đang tập đứng vững trên đôi chân của mình, bằng năng lực thực sự, để không trở thành kẻ vô dụng, ăn bám xã hội".
Cố PGS Y học Tôn Thất Bách (1946-2004) là Viện sĩ Viện Hàn lâm ngoại khoa Pháp; Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học New York; tiến sĩ danh dự ĐH Lille - Pháp; tiến sĩ danh dự ĐH Odessa - Ukraina; nhà giáo nhân dân; thành viên Hội ngoại khoa quốc tế. Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức; Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội; đại biểu Quốc hội các khoá IX, X và XI; Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội khoá XI; chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam. Ông là con trai của giáo sư Tôn Thất Tùng, một trong những người vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên.
Bình Minh


** Bức thư gửi bố của Tôn Hiếu Anh

 Gia tài của bố

26/3/2004 -26/3/2013
Gia tài của bố
Con không theo học được ngành Y nên gia tài kiến thức của gia đình con đã không được thừa hưởng. Bố đừng buồn, những thế hệ học trò của bố đã kế thừa và phát huy điều đó rất tốt. Nếu con làm bác sĩ thì sẽ có lợi thế là sự khéo léo, nhạy cảm hay những đoạn gen tốt từ ông và bố. Không có tính kiên nhẫn là nhược điểm khiến con không bao giờ đến được với ngành Y. Dù con không thừa hưởng tiền hay kiến thức y khoa nhưng bố đã để lại cho con một gia tài vô giá: Những người bạn của bố.
Bố biết không, 9 năm đã qua mỗi dịp 20/11, Tết âm lịch, giỗ bố 26/3, giỗ ông 7/5 thì nhà mình vẫn chật kín người. Các lớp học trò của bố nay các chú ấy đã trưởng thành. Họ dẫn học trò tới thắp hương và giảng giải về thành tựu khoa học của ông và bố. Tự hào lắm! Tuy các chú không dừng lại ở Việt Đức làm việc mà chia ra các nơi để thành lập các trung tâm Tim mạch khác nhau. Ngày hôm nay các chú đã có thành quả của riêng mình và kiến thức bố dạy các chú ấy luôn tồn tại ở các thế hệ tương lai. Bố hãy mỉm cười và đừng tiếc khi con không theo được nghề bố nhé!!!
Những người em của bố cũng chưa bao giờ vắng mặt trong những ngày nói trên. Chú Thạch, chú Hán, chú Tiến... họ vẫn tập trung nhau, vẫn hát bài hát của ngày xưa: "Ta đi trên lối nhỏ là lối an toàn".
Bố vẫn dặn con là khi cần thiết thì cứ gọi chú Thạch, con luôn sợ như vậy sẽ phiền chú lắm. Nhưng thực sự con chẳng cần gọi thì chú đã có mặt bên gia đình mình mỗi khi có việc bố ạ!!. Con nhận ra trong cuộc đời này có tình anh em bền vững khi người anh trọng nghĩa còn người em trọng tình. Đặt ở giữa là cán cân của sự sòng phẳng.
Những người bạn của bố đa phần là công an. Họ là hung thần của những kẻ phạm pháp nhưng lại là bạn cực tốt với chân chính. Các chú nay cũng già, về hưu và đang tận hưởng cuộc sống lên ông nội hay ông ngoại an nhàn vô tư. Chú Toàn, chú Triều, chú Hưởng... đều vẫn khỏe để thụ hưởng hạnh phúc. Các chú cũng vẫn luôn thăm hỏi bà và mẹ mỗi khi Tết đến hay giỗ bố. Chú Toàn bây giờ giống như người anh cả của nhóm. Chú Thạch chú Hán sẽ cùng nhau tập trung mọi người mỗi khi có dịp để ăn uống, hát hò hay ôn lại những câu chuyện về bố ngày xưa. Bố biết không, chú Thạch mỗi khi uống luôn để riêng một chén rượu phần bố đấy ạ!
Mảnh đất Lương Sơn bây giờ đã mang một màu sắc mới, nó không còn u ám như nhiều năm trước. Có lẽ nó đã được thổi một sức sống mới và chứa những kỷ niệm vĩnh cửu từ tình cảm gia đình. Con nhận thấy tình anh em, bạn bè của bố xứng đáng xếp vào chữ gia đình qua sự chân tình và bền chặt nhưng có lẽ đại gia đình là cách gọi đúng hơn.
Nhìn lại mình con nhận ra mình quá ư hời hợt. Con đã không biết cách chơi với bạn như bố đã làm. Con học được từ câu chuyện của bố: Bằng sự gương mẫu của một người anh chứ không phải là chức quyền là thứ được bạn hay em tôn trọng. Sự đức độ, nét tài hoa hay cách ứng xử với bạn chân tình mới là thứ mọi người luôn nhớ. Con từng lầm tưởng bênh bạn hết mình mới là biết chơi nhưng bây giờ mới hiểu biết chơi phải là cách của bố mới đúng.
Một gia tài nữa bố để lại cho con đó là cái email lúc 8h sáng gửi từ Việt Nam và khi đó là đêm ở Anh. Con vui mừng khi nhận được cái email đầu tiên bố viết cho con và ngay lập tức con đã trả lời. Thật tiếc là cái email đầu tiên này cũng là cái cuối cùng của bố con mình. Hay email phúc đáp của con bố cũng không kịp đọc.
Bố chuẩn bị đi công tác Lào Cai.... là câu mở đầu cho bức thư 3 dòng. Giống như một lời tiên tri hay như định mệnh. 8h sáng, bố viết cho con để rồi gần 12h đêm bố đã vĩnh viễn ra đi ngay trên mảnh đất Lào Cai lạnh lẽo.
Con cảm giác Bố đã nhìn được hồi kết của mình nên đã email cho con hay đêm trước khi đi công tác. Bố ôm chú Thạch khóc và nói: "Đã đến lúc em phải lấy vợ rồi, không sống thế này mãi được, Thạch ơi". 9 h tối bố vẫn gọi cho mẹ thăm hỏi như thường lệ và bảo là mình hơi mệt. Mẹ luôn là bến đỗ cuối cùng của bố và duy nhất. Có lẽ vì điều này nên mẹ vất vả nhất trong việc tập sống cô đơn không có bố. Đó cũng là cuộc nói chuyện cuối cùng của bố trước khi rời dương thế.
Mọi người tả lại cho con là bố mất trong tư thế ôm ngực còn tay kia như muốn với điện thoại. Con mong đó cũng chỉ một cơn nhồi máu cơ tim giống ông thôi bố nhỉ! Để bố không kịp cảm nhận được sự đau đớn về thể xác và chỉ một tích tắc là bố có thể về trời. Bố ra đi trong sự yên tâm vì đã dặn hết những gì cần thiết. Lần cuối chị và mẹ đi Thái về bố cũng dặn chị phải chăm lo cho mẹ hay bố cũng kịp chia sẻ ý đồ xây dựng bệnh viện Việt Đức với chú Thạch cụ thể.
Điều khó nhất bố dặn là con phải tránh xa cám dỗ. Khó quá bố ạ. Đôi lúc con giẫm vào cám dỗ rồi mắc kẹt rất lâu và rất nhiều thời gian mới thoát ra được. Có những cám dỗ đến nay con vẫn chưa từ bỏ nổi.
Con hiểu khi con đã có bản lĩnh để tránh xa cám dỗ thì tương đương với việc con sẽ gương mẫu. Để rồi cũng sẽ có những người em, người bạn như bố đã có.
Con cũng hiểu áp lực của ông với bố và điều đó lại nhân lên gấp bội khi đè nặng lên con. Tuy biết rằng con không thể nào so được với ông và bố nhưng con cũng cố gắng không trở thành kẻ vô dụng ăn bám xã hội. Con đang tập đứng vững trên đôi chân của mình, bằng năng lực thực sự của mình. Ác một nỗi người đời ít thông cảm nên khoác lên con một định kiến về kẻ nghịch tử phá hoại thanh danh gia đình.
Tuy con không thể làm giáo sư hay tiến sỹ nhưng con vẫn ngẩng cao đầu tự hào vì con là con của bố. Con chẳng nề hà khi con đã không được bằng ông hay bố nhưng con vẫn là một công dân tốt là được bố nhỉ. Con chỉ cần bố và gia đình hiểu cho con là đủ. Mỗi khi con vấp ngã hay va chạm thì luôn có những cánh tay dang ra đỡ dậy. Họ là những người bạn của bố hay đơn giản cũng chỉ là người hâm mộ nhân cách của bố. Họ xuất hiện bên cạnh con hằng ngày hằng giờ.
Nhiều năm trước con vẫn nghĩ là nhà mình không giàu hay chẳng có tài sản đáng giá nhưng ngày hôm nay con nhận ra con giàu có vô vàn. Tuy không phải chính tay con làm ra nhưng con hiểu là mình sẽ phải học cách làm giàu như bố để tiếp tục có những người bạn của chính con, đồng hành với con suốt cuộc đời kể cả khi con nhắm mắt. Con cảm ơn bố, cảm ơn các chú đã chứng minh cho con hiểu được sự tồn tại của tình bạn chân chính trong cuộc sống ngày nay. Thật tự hào khi bố biết chọn bạn hay ngược lại thì những người bạn của bố còn là gia tài vô giá mà bố đã để lại cho con.
Con yêu Bố!
Tôn Hiếu Anh

28 tháng 3, 2013

ĐIỀU ĐẶC BIỆT CỦA NHÀ THỜ PHÁT DIỆM

* Theo Tiền Phong
Bài & Ảnh của Minh Đức

Ngỡ ngàng kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm
TPO - Nhà th đá Phát Dim được thiết kế đc đáo, th hin s s giao hòa gia Pht giáo vi Thiên Chúa giáo và cũng là nét kết hp văn hóa Đông – Tây đm nét nht.
          Khu Phương Đình nhà th Phát Dim. nh: Minh Đc
Qun th nhà th Phát Dim vi 117mét mt tin, dài 243m, ti th trn Phát Dim (huyn Kim Sơn, Ninh Bình). Đu thế k XIX Phát Dim là vùng đt bi vi bùn ly và ngút ngàn c sy. Năm 1828, Nguyn Công Tr được triu đình nhà Nguyn  Huế phái ra Bc vi chc “Dinh Đin S” đã khai phá lp ra vùng đt này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Dim có nghĩa là “Phát sinh ra cái đp”.
Có th nói, qun th nhà th Phát Dim th hin s giao hòa tinh túy gia đo Pht và Công giáo, được thiết kế hình mái cong ht như đình chùa nhà Pht cũng là nét kiến trúc đc đáo nht Vit Nam. Tiếp đó là tượng thánh giá ng trên đài sen, ht như Pht hin ng trên đài sen. Có th coi đây là li kiến trúc đc đáo nht thếgii.
Qun th Nhà th đá Phát Dim được xây dng nhiu hng mc khác nhau như: ao h, tượng đài, Phương Đình, Nhà th ln, Nhà nguyn kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyn kinh trái tim chúa, Nhà nguyn kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyn kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân to...
             Trong lòng nhà th Phát Dim. nh: Minh Đc
Tt c được b trí trên mt mt bng tng th hình ch “Vương”, không gian đóng m theo phong cách to cnh phương Đông rt rõ nét, trước có h, sau có núi, không nhng làm cho phong cnh thêm hu tình mà còn th hin tư duy, quan nim ca người Á đông “Tin có thu, hu có sơn”, mi vic s din ra tt đp, an lành cho cuc sng hin ti và mai sau.
Xem thêm nh:
        Cây thp giá ng trên đài sen ht như cách bài trí nhà Pht.

                 Cng vào cũng được làm hoàn toàn bng đá.

      Mái vòm Phương Đình được sp xếp nhng viên đá rt tinh xo.

               Nhng phiến đá ln ti Phương Đình.

Qu chuông có âm thanh phát xa trên 10km.

              Bàn th được sơn son thiếp vàng.

              Mt tin nhà th Phát Dim nhìn t trên cao.

                     Nhng chiếc ca s đá. 


                                                   Nhng chiếc chn song đá. 
                                       Sân trước mặt tiền Nhà Thờ
                                   Toàn cảnh nhà thờ đá




                                               Mt tin.


Nhng chiếc ct kèo bng đá gn vi nhau hàng trăm năm không xi măng, st thép vn vng trãi.

                                                                                                                          Minh Đức


  *  Chúng tôi đã có đến Nhà thờ đá Phát Diệm năm 2000. Chụp lại từ ảnh phim cũ.
                                           M.Hoà & fiohantb - thứ 2 và 3 từ phải sang.